15. Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ mắc bệnh gan mạn tính tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Phạm Thảo Linh, Nguyễn Phạm Anh Hoa, Nguyễn Thị Thúy Hồng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Trẻ em mắc bệnh gan mạn tính có nhiều nguy cơ bị suy dinh dưỡng, đặc biệt thiếu các vi khoáng chất. Nghiên cứu mô tả trên 154 trẻ mắc bệnh gan mạn tính đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương để khảo sát tình trạng thiếu hụt một số vi chất dinh dưỡng. Số trẻ nữ chiếm 54,5% và trẻ nam chiếm 45,5%. Tuổi trung vị của nghiên cứu là 21 tháng. Nhóm tuổi từ 0 - 5 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (77,9%). Nguyên nhân hay gặp nhất gây bệnh gan mạn tính là teo mật bẩm sinh chiếm 76%. Các vi khoáng chất thiếu hụt với tỷ lệ khác nhau: kẽm (72,7%), vitamin K (37%) và vitamin D (27,9%). Tỷ lệ thiếu hụt sắt, phospho, magie, canxi thấp hơn, lần lượt là 26,1%, 22,6%, 10% và 2,2%. Nhóm nguyên nhân teo mật bẩm sinh có tỷ lệ thiếu hụt vitamin D phổ biến nhất, lên tới 61,1%. Tình trạng thiếu các vi chất dinh dưỡng nói chung phổ biến nhất ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Yang CH, Perumpail BJ, Yoo ER, et al. Nutritional needs and support for children with chronic liver disease. Nutrients. 2017;9(10):1127. doi: 10.3390/nu9101127.
2. Shen YM, Wu JF, Hsu HY, et al. Oral absorbable fat-soluble vitamin formulation in pediatric patients with cholestasis. J Pediatr Gastroenterol Nutr. 2012;55(5):587-591. doi: 10.1097/MPG.0b013e31825c9732.
3. Raouf AA, Radwan GS, Konsowa HA, et al. Serum zinc, copper, and iron in children with chronic liver disease. Egypt Liver J. 2013;3(3):63. doi: 10.1097/01.ELX.0000429695.11438.77.
4. Daniele Santetti MI de AW, alves Vieira HASG. Serum proinflammatory cytokines and nutritional status in pediatric chronic liver disease. World J Gastroenterol. 2015;21(29):8927-8934. doi: 10.3748/wjg.v21.i29.8927.
5. Nguyễn Phạm Anh Hoa. Nguyên nhân gây bệnh gan mạn tính ở trẻ em. Tạp chí Y học Việt Nam. 2019;474(1):112-115.
6. Llibre-Nieto G, Lira A, Vergara M, et al. Micronutrient deficiencies in patients with decompensated liver cirrhosis. Nutrients. 2021;13(4):1249. doi: 10.3390/nu13041249.
7. Stokes CS, Volmer DA, Grünhage F, et al. Vitamin D in chronic liver disease. Liver Int. 2013;33(3):338-352. doi: https://doi.org/10.1111/liv.12106.
8. Mouzaki M, Bronsky J, Gupte G, et al. Nutrition support of children with chronic liver diseases: A joint position paper of the North American Society for pediatric gastroenterology, hepatology, and nutrition and the European Society for pediatric gastroenterology, hepatology, and nutrition. J Pediatr Gastroenterol Nutr. 2019;69(4):498-511. doi: 10.1097/MPG.0000000000002443.
9. Himoto T, Masaki T. Associations between zinc deficiency and metabolic abnormalities in patients with chronic liver disease. Nutrients. 2018;10(1). doi: 10.3390/nu10010088.
10. Liu M, Yang H, Mao Y. Magnesium and liver disease. Ann Transl Med. 2019;7(20). doi: 10.21037/atm.2019.09.70.