Tan máu cấp do Ceftriaxone: Biến chứng nặng đe dọa tính mạng

Mai Thành Công, Bùi Thị Tho, Nguyễn Thị Diệu Thúy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tan máu miễn dịch liên quan đến thuốc (DIIHA) là một biến chứng hiếm gặp và thường dễ bị bỏ sót chẩn đoán. Thực tế, đây lại là biến chứng nghiêm trọng, có thể gây suy tạng, thậm chí tử vong. Gần đây, ceftriaxone được ghi nhận là một trong những thuốc thường gặp nhất gây DIIHA. Chúng tôi báo cáo một trường hợp trẻ nam 19 tháng tuổi được chẩn đoán viêm phổi và điều trị bằng ceftriaxone tĩnh mạch 2 lần/ngày tại bệnh viện địa phương. Sau tiêm ceftriaxone 5 ngày, trẻ đột ngột xuất hiện tình trạng mạch nhanh, nhợt và tiểu đỏ sẫm; được xử trí theo phác đồ sốc phản vệ và chuyển bệnh viện Nhi Trung ương. Trẻ được chẩn đoán mắc tan máu miễn dịch liên quan đến ceftriaxone, ngừng sử dụng ceftriaxone và điều trị thành công bằng immunoglobulin tĩnh mạch. Tan máu miễn dịch liên quan đến ceftriaxone hiếm gặp nhưng có thể gây tổn thương đa cơ quan, đe dọa tính mạng. Các bác sĩ lâm sàng cần nhận biết biến chứng này để chẩn đoán sớm và chính xác, ngừng ngay thuốc tránh gây ra hậu quả nghiêm trọng cho bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Garratty G. Drug-induced immune hemolytic anemia. Hematol Am Soc Hematol Educ Program. Published online 2009:73-79. doi:10.1182/asheducation-2009.1.73.
2. Garratty G. Immune hemolytic anemia caused by drugs. Expert Opin Drug Saf. 2012;11(4):635-642. doi:10.1517/14740338.2012.678832.
3. Mayer B, Bartolmäs T, Yürek S, Salama A. Variability of Findings in Drug-Induced Immune Haemolytic Anaemia: Experience over 20 Years in a Single Centre. Transfus Med Hemotherapy. 2015;42(5):333-339. doi:10.1159/000440673.
4. Arndt PA. Drug-induced immune hemolytic anemia: the last 30 years of changes. Immunohematology. 2014;30(2):44-54.
5. Leicht HB, Weinig E, Mayer B, Viebahn J, Geier A, Rau M. Ceftriaxone-induced hemolytic anemia with severe renal failure: a case report and review of literature. BMC Pharmacol Toxicol. 2018;19(1):67. doi:10.1186/s40360-018-0257-7.
6. Arndt PA, Leger RM, Garratty G. Serologic characteristics of ceftriaxone antibodies in 25 patients with drug-induced immune hemolytic anemia. Transfusion (Paris). 2012;52(3):602-612. doi:10.1111/j.1537-2995.2011.03321.x.
7. Neuman G, Boodhan S, Wurman I, et al. Ceftriaxone-induced immune hemolytic anemia. Ann Pharmacother. 2014;48(12):1594-1604. doi:10.1177/1060028014548310.
8. Deuel JW, Schaer CA, Boretti FS, et al. Hemoglobinuria-related acute kidney injury is driven by intrarenal oxidative reactions triggering a heme toxicity response. Cell Death Dis. 2016;7:e2064. doi:10.1038/cddis.2015.392.
9. Rifkind JM, Mohanty JG, Nagababu E. The pathophysiology of extracellular hemoglobin associated with enhanced oxidative reactions. Front Physiol. 2014;5:500. doi:10.3389/fphys.2014.00500.
10. Salama A, Mayer B. Diagnostic pitfalls of drug-induced immune hemolytic anemia. Immunohematology. 2014;30(2):80-84.
11. Pierce A, Nester T. Pathology Consultation on Drug-Induced Hemolytic Anemia. Am J Clin Pathol. 2011;136(1):7-12. doi:10.1309/AJCPBVLJZH6W6RQM.