Thực trạng mắc bệnh bụi phổi silic của người lao động tại hai Công ty và một số yếu tố liên quan ở Đồng Nai năm 2020

Tạ Thị Kim Nhung, Nguyễn Ngọc Anh, Lê Thị Thanh Xuân, Khương Văn Duy, Phạm Thị Quân, Nguyễn Thanh Thảo, Nguyễn Quốc Doanh, Phan Thị Mai Hương, Ngô Ngọc Thanh, Nguyễn Xuân Phúc, Lê Thị Hương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bệnh bụi phổi silic là bệnh xơ hoá phổi do hít phải silic tự do, bệnh để lại nhiều hậu quả nặng nề cho người lao động sản xuất vật liệu xây dựng do không có thuốc điều trị đặc hiệu. Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ người lao động mắc bệnh bụi phổi silic tại hai công ty có phát sinh bụi silic trong môi trường lao động ở Đồng Nai và một số yếu tố liên quan năm 2020. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến hành trên 441 người lao động thuộc 2 công ty ở Đồng Nai. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người lao động mắc bệnh bụi phổi silic ở hai công ty là 8,6%. Đa số người lao động có tổn thương đám mờ nhỏ p/p (chiếm 65,8%) và mật độ 1/1 (chiếm 89,5%) trên phim X-quang. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ người lao động mắc bệnh bụi phổi silic ở hai công ty tham gia nghiên cứu (p < 0,05). Cần có những biện pháp phù hợp để phòng tránh mắc bệnh bụi phổi silic cho người lao động ở hai công ty.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Meo S.A. Lung function in Pakistani wood workers. Int J Environ Health Res. 2006;16:193–203.
2. Bộ Y tế. Thông tư 15/2016/TT-BYT: Quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội. 2016.
3. Cục quản lý môi trường Y tế - Bộ Y tế. Báo cáo công tác y tế lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp năm 2017. 2018.
4. Souza T.P., Watte G., Gusso A.M., et al. Silicosis prevalence and risk factors in semi-precious stone mining in Brazil. Am J Ind Med. 2017;60(6):529-536.
5. Nguyễn Ngọc Anh, Lê Thị Thanh Xuân, Nguyễn Thanh Thảo và cs. Thực trạng bụi trong môi trường làm việc và tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic ở người lao động công ty cơ khí gang thép năm 2018. Tạp chí Y học dự phòng. 2018;30(4):198-205.
6. Nguyễn Minh Đức, Lê Thị Hương, Khương Văn Duy và cs. Thực trạng mắc bệnh bụi phổi silic ở người lao động trong các ngành nghề có nguy cơ cao tại tỉnh Bình Định năm 2018. Tạp chí Y học Việt Nam. 2019(01-Tháng 9):144-148.
7. Tạ Thị Kim Nhung, Nguyễn Ngọc Anh, Lê Thị Thanh Xuân và cs. Thực trạng mắc bệnh bụi phổi silic của người lao động ở một nhà máy luyện gang và một số yếu tố liên quan năm 2018. Tạp chí Y học Việt Nam. 2019;478:96-100.
8. Lê Thị Hằng, Đào Xuân Vinh, Đoàn Huy Hậu và cs. Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh bụi phổi silic ở công nhân sản xuất vật liệu ngành xây dựng. Tạp chí Y học thực hành. 2002;408(2):73 - 75.
9. Masoud Zare Naghadehi, Farhang Sereshki, Mohammadi F. Pathological study of the prevalence of silicosis among coal miners in Iran: A case history. Atmospheric Environment. 2014;83:1 - 5.
10. Akgun M., Araz O., Akkurt I. et al. An epidemic of silicosis among former denim sandblasters. Eur Respir J. 2008;32(5):1295-1303.
11. Lê Minh Dũng. Đặc điểm bệnh lý đường hô hấp của công nhân tiếp xúc trực tiếp với bụi silic tại một số nhà máy xí nghiệp quốc phòng. Y học thực hành. 2012;834(7):119 - 122.
12. Huỳnh Thanh Hà và Trịnh Hồng Lân. Khảo sát tình hình bệnh nhiễm bụi phổi silic nghề nghiệp tại một số cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng thuộc công ty xây dựng Dĩ An - Bình Dương Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh. 2008;4(12):240 - 246.
13. Phạm Thúc Hạnh. Nghiên cứu chức năng thông khí phổi của bệnh nhân bụi phổi silic ở một số mỏ than Quảng Ninh. Tạp chí Y dược học quân sự. 2010(3):64 - 71.