Nghiên cứu khả năng khuếch tán khí qua màng phế nang mao mạch (DLCO) ở người lao động tiếp xúc bụi silic

Nguyễn Ngọc Anh, Lê Thị Thanh Xuân, Nguyễn Thanh Thảo, Lê Thị Hương, Tạ Thị Kim Nhung, Phạm Thị Quân, Nguyễn Thị Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Một nghiên cứu mô tả được thực hiện với mục tiêu đánh giá sự thay đổi - khuếch tán khí phế nang mao mạch ở 796 người lao động tiếp xúc trực tiếp bụi silic trong quá trình làm việc. Trước khi đo khuếch tán khí phế nang mao mạch (DLCO), đối tượng nghiên cứu đã được chụp Xquang ngực chẩn đoán bệnh bụi phổi silic, đánh giá chức năng hô hấp. Kết quả cho thấy: Tỷ lệ người lao động có giảm DLCO là 3,1% (25/796); Nguy cơ suy giảm DLCO tăng khi tuổi tăng (p < 0,05); Nguy cơ suy giảm DLCO tăng khi tuổi nghề tăng (p > 0,05). Nguy cơ suy giảm DLCO ở nhóm mắc bệnh bụi phổi silic cao gấp 1,5 lần nhóm không mắc bệnh bụi phổi silic (p > 0,05). Nguy cơ giảm DLCO ở nhóm suy giảm chức năng hô hấp cao gấp 4,2 lần so với nhóm không suy chức năng hô hấp, (p < 0,05). Cần có những nghiên cứu với cỡ mẫu lớn, các đối tượng mắc bụi phổi silic các mức độ đa dạng hơn để đánh giá toàn diện chỉ số chức năng hô hấp ở người lao động tiếp xúc với bụi silic.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Trung. Các bệnh hô hấp nghề nghiệp. Nhà xuất bản Y học. 2001.
2. Lưu Phương Lan. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và chức năng thông khí phổi trên bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống. Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội; 2016.
3. Amariei DE, Dodia N, Deepak J, et al. Combined Pulmonary Fibrosis and Emphysema: Pulmonary Function Testing and a Pathophysiology Perspective. Medicina (Kaunas). 2019;55(9):580.
4. Preisser AM, Garrido MV, Goldenstein ES, et al. CO-diffusion capacity in asbestos-exposed workers with or without abnormal chest X-ray findings. European Respiratory Journal. 2011;38(Suppl 55):p1053.
5. Dujić Z, Tocilj J, Boschi S, et al. Biphasic lung diffusing capacity: detection of early asbestos induced changes in lung function. Br J Ind Med. 1992;49(4):260-267.
6. Huỳnh Thanh Hà và Trịnh Hồng Lân. Khảo sát tình hình bệnh nhiễm bụi phổi silic nghề nghiệp tại một số cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng thuộc công ty xây dựng Dĩ An - Bình Dương Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh. 2008;4(12):240 - 246.
7. Koskinen H. Symptoms and clinical findings in patients with silicosis. Scand J Work Environ Health. 1985;11(2):101-106.
8. Tocilj J, Dujić Z, Boschi S, et al. Correlation between radiological and functional findings in workers exposed to chrysotile asbestos. Med Lav. 1990;81(5):373-381.
9. Miller A, Warshaw R, Nezamis J. Diffusing capacity and forced vital capacity in 5,003 asbestos-exposed workers: relationships to interstitial fibrosis (ILO profusion score) and pleural thickening. Am J Ind Med. 2013;56(12):1383-1393.
10. Dujić Z, Tocilj J, Saric M. Early detection of interstitial lung disease in asbestos exposed non-smoking workers by mid-expiratory flow rate and high resolution computed tomography. Br J Ind Med. 1991;48(10):663-664.
11. Preisser A, Schlemmer K, Herold R, et al. Relations between vital capacity, CO diffusion capacity and computed tomographic findings of former asbestos-exposed patients: A cross-sectional study. Journal of Occupational Medicine and Toxicology. 2020;15.
12. Guarnieri G, Salasnich M, Lucernoni P, et al. Silicosis in finishing workers in quartz conglomerates processing. Med Lav. 2020;111(2):99-106.