12. Xác định tỷ lệ và yếu tố tiên lượng tái thông vô ích của lấy huyết khối tuần hoàn trước

Nguyễn Hữu An, Vũ Đăng Lưu, Mai Duy Tôn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Hiện tượng tái thông vô ích được định nghĩa là đầu ra lâm sàng kém (mRS ≥ 3) tại thời điểm 3 tháng mặc dù được tái thông thành công (mTICI 2b-3) thì hiện chưa được đánh giá nhiều ở Việt Nam. Bởi vậy, chúng tôi tiến hành một nghiên cứu mô tả, đơn trung tâm tại Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 12 năm 2020 tới tháng 2 năm 2022 để bước đầu xác định tỷ lệ và các yếu tố tiên lượng của hiện tượng này. Mẫu nghiên cứu gồm có 80 bệnh nhân có đột quỵ cấp do tắc động mạch lớn tuần hoàn trước trong vòng 4,5 giờ đã được can thiệp lấy huyết khối có hoặc không kèm tiêu huyết khối tĩnh mạch. Đặc điểm mẫu gồm 50 nam (62,5%) và 30 nữ (37,5%); trung vị tuổi 65,5 (IQR, 59 - 74); trung vị điểm NIHSS ban đầu 12 (IQR, 10 - 16); trung vị điểm ASPECTS ban đầu 7 (IQR, 7 - 8); 50% bệnh nhân dùng tiêu huyết khối phối hợp. Tái thông thành công đạt được ở 72 bệnh nhân (90%), trong đó tái thông vô ích gặp ở 24 trường hợp (chiếm 33,3%). Tuổi cao (> 70 tuổi), điểm NIHSS ban đầu cao (> 14 điểm) và số lần lấy huyết khối nhiều (> 2 lần) là các yếu tố tiên lượng độc lập của tái thông vô ích.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Mai Duy Ton, Dao Xuan Co, Luong Ngoc Khue, et al. Current state of stroke care in Vietnam. Stroke: Vascular and Interventional Neurology. 2022 Mar;2(2):e000331.
2. National institute of Neurological disorders and Stroke rt-PA Stroke study Group. Tissue plasminogen activator for acute ischemic stroke. N Engl J Med. 1995;333(24):1581-1588.
3. Berkhemer OA, Fransen PS, Beumer D, et al. A randomized trial of intraarterial treatment for acute ischemic stroke. N Engl J Med. 2015; 372:11-20.
4. Goyal M, Demchuk AM, Menon BK, et al. Randomized assessment of rapid endovascular treatment of ischemic stroke. N Engl J Med. 2015;372(11):1019-1030.
5. Saver JL, Goyal M, Bonafe A, et al. Stent-retriever thrombectomy after intravenous t-PA vs. t-PA alone in stroke. N Engl J Med. 2015;372(24):2285-2295.
6. Campbell BC, Mitchell PJ, Kleinig TJ, et al. Endovascular therapy for ischemic stroke with perfusion-imaging selection. N Engl J Med. 2015;372(11):1009-1018.
7. Jovin TG, Chamorro A, Cobo E, et al. Thrombectomy within 8 hours after symptom onset in ischemic stroke. N Engl J Med. 2015;372(24):2296-2306.
8. Molina CA. Futile recanalization in mechanical embolectomy trials: a call to improve selection of patients for revascularization. Stroke. 2010;41(5):842-3.
9. Hussein HM, Georgiadis AL, Vazquez G, et al. Occurrence and predictors of futile recanalization following endovascular treatment among patients with acute ischemic stroke: a multicenter study. Am J Neuroradiol. 2010;31(3):454-8.
10. Vũ Đăng Lưu, Trần Anh Tuấn, Lê Hoàng Kiên, và cs. Kết quả ban đầu điều trị nhồi máu não tối cấp bằng dụng cụ lấy huyết khối Solitaire kết hợp tiêu sợi huyết đường động mạch: nhân 2 trường hợp. Tạp chí Điện quang Việt Nam. 2012;(8):254-260.
11. Wahlgren N, Ahmed N, Dávalos A, et al. Thrombolysis with alteplase for acute ischaemic stroke in the Safe Implementation of Thrombolysis in Stroke-Monitoring Study (SITS-MOST): an observational study. The Lancet. 2007 Jan 27;369(9558):275-82.
12. Smith WS, Sung G, Saver J, et al. Mechanical thrombectomy for acute ischemic stroke: final results of the Multi MERCI trial. Stroke. 2008;39(4):1205-12.
13. Yoon W, Kim SK, Park MS, et al. Predictive factors for good outcome and mortality after stent-retriever thrombectomy in patients with acute anterior circulation stroke. J Stroke. 2017;19(1):97.
14. Hassan AE, Shariff U, Saver JL, et al. Impact of procedural time on clinical and angiographic outcomes in patients with acute ischemic stroke receiving endovascular treatment. J NeuroInterv Surg. 2019;11(10):984-8.
15. Hussein HM, Saleem MA, Qureshi AI. Rates and predictors of futile recanalization in patients undergoing endovascular treatment in a multicenter clinical trial. Neuroradiology. 2018;60(5):557-63.