12. Trượt thân đốt sống thắt lưng do thoái hóa mất vững: Vai trò của cộng hưởng từ

Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Duy Hùng, Nguyễn Duy Huề

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu tìm các yếu tố trên CHT gợi ý mất ổn định cột sống ở bệnh nhân trượt đốt sống (Trượt đốt sống) thắt lưng do thoái hóa. 101 bệnh nhân (Bệnh nhân) (68 Bệnh nhân thuộc nhóm ổn định và 33 Bệnh nhân thuộc nhóm mất ổn định được chẩn đoán Trượt đốt sống thắt lưng do thoái hóa trên X-quang thắt lưng cúi ưỡn và CHT từ 01/2021 đến 02/2022 được lựa chọn. Kết quả cho thấy Trượt đốt sống thắt lưng do thoái hóa hay gặp nhất ở tầng L4/L5 (60,39%). Giá trị trung bình dịch khối khớp bên nhóm mất ổn định (2,15 ± 1,23mm) lớn hơn nhóm ổn định (0,89 ± 1,11mm) có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Mức độ thoái hóa khối khớp bên của nhóm mất ổn định (2,01 ± 0,43) nhỏ hơn nhóm ổn định (2,57 ± 0,76) với p < 0,05 (p = 0.047). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chiều cao trung bình đĩa đệm và mức độ thoái hóa đĩa đệm giữa hai nhóm. Như vậy, dịch khối khớp bên trên CHT có thể là dấu hiệu hữu ích gợi ý mất vững cột sống.Vì vậy, các trường hợp được phát hiện Trượt đốt sống thắt lưng trên CHT kèm dịch khối khớp bên mà chưa được chụp X-quang cột sống động học thì nên chụp X-quang động học để xác định mất vững cột sống. Các trường hợp có trượt đốt sống trên X-quang thẳng nghiêng thì nên thực hiện chụp động học để đánh giá tình trạng mất vững cột sống.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Greenberg M.S. Spine and Spinal Cord. In: Handbook of Neurosurgery. Eighth edition, New York, Thieme. 2016: 1098 - 1099.
2. Farfan HF and Gracovetsky S. The nature of instability. Spine 1984; 9(7): 714-719.
3. Kuhns Benjamin D, Kouk S, Buchanan C, et al. Sensitivity of magnetic resonance imaging in the diagnosis of mobile and nonmobile L4-L5 degenerative spondylolisthesis. Spine J. Sep 1 2015; 15(9): 1956-62.
4. Youp Cho, Park SY, Park JH, Suh SW, Lee SH. MRI findings of lumbar spine instability in degenerative spondylolisthesis. J Orthop Surg (Hong Kong). May-Aug 2017; 25(2): 1-5.
5. Boden SD and Wiesel SW. Lumbosacral segmental motion in normal individuals. Have we been measuring instability properly? Spine (Phila Pa 1976). 1990; 15(6): 571-576.
6. Hayes MA HT, Gruel CR, et al. Roentgenographic evaluation of lumbar spine flexion-extension in asymptomatic individuals. Spine. 1989; 14(3): 327-331.
7. Knutsson F. The instability associated with disk degeneration in the lumbar spine. Acta Radiologica. 1944; 25(5-6): 593-609.
8. Farfan HF. The pathological anatomy of degenerative spondylolisthesis. A cadaver study. Spine (Phila Pa 1976). Sep-Oct 1980; 5(5): 412-8.
9. Pfirrmann CW MA, Zanetti M, Hodler J, Boos N. Magnetic resonance classification of lumbar intervertebral disc degeneration. Spine 2001; 26: 1873-8.
10. Weishaupt D, Zanetti M, Boos N, Hodler J. MR imaging and CT in osteoarthritis of the lumbar facet joints. Skeletal Radiol. Apr 1999; 28(4): 215-9.
11. Even JL, Chen, A. F., & Lee, J. Y. Imaging characteristics of “dynamic” versus “static” spondylolisthesis: analysis using magnetic resonance imaging and flexion/extension films. The Spine Journal, 2014, 14(9), 1965-1969.
12. Fujiwara A, Lim TH, An HS, et al. The effect of disc degeneration and facet joint osteoarthritis on the segmental flexibility of the lumbar spine. Spine (Phila Pa 1976). Dec 1 2000; 25(23): 3036-44.
13. Kirkaldy-Willis WH, Farfan HF. Instability of the lumbar spine. Clinical Orthop Relat Res 1982; 110-23.
14. Chaput C, Padon D, Rush J, Lenehan E, Rahm M. The significance of increased fluid signal on magnetic resonance imaging in lumbar facets in relationship to degenerative spondylolisthesis. Spine (Phila Pa 1976). Aug 1 2007; 32(17): 1883-7.