28. Thực trạng sử dụng mạng xã hội của người bệnh trong chăm sóc sức khỏe răng miệng tại Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng sử dụng truyền thông mạng xã hội (MXH) của người bệnh trong chăm sóc sức khoẻ răng miệng ở một số cơ sở khám chữa bệnh tại Hà Nội năm 2021 - 2022. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 474 người bệnh đã từng sử dụng dịch vụ chăm sóc răng miệng tại Hà Nội trong thời gian từ tháng 05/2021 đến tháng 03/2022. Kết quả cho thấy tất cả người bệnh đều có tài khoản mạng xã hội, trong đó nền tảng phổ biến để tìm kiếm dịch vụ nha khoa là Facebook (79,9%), Zalo 8,2%. Các dịch vụ nha khoa thường tìm kiếm qua mạng xã hội chiếm tỉ lệ cao là niềng răng 40,7%; lấy cao răng, hàn răng sâu 29,1%; chữa răng 24,5%. Một số yếu tố chính liên quan đến việc lựa chọn nha sĩ hay phòng khám qua mạng xã hội là trình độ của nha sĩ (53,6%); các đánh giá tích cực (45,6%); hình ảnh trước và sau điều trị 44,7%; cơ sở vật chất trang thiết bị 32,9%; giới thiệu từ bạn bè/người thân 29,3%. Kết quả nghiên cứu đã góp phần làm sáng tỏ hơn vai trò của các nền tảng xã hội trong mối quan hệ và tương tác giữa người bệnh và bác sỹ răng hàm mặt.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Mạng xã hội, thực hành răng hàm mặt
Tài liệu tham khảo
2. Melkers J, Hicks D, Rosenblum S, Isett KR, Elliott JJJomIr. Dental blogs, podcasts, and associated social media: descriptive mapping and analysis. 2017; 19(7): e7868.
3. Gholami-Kordkheili F, Wild V, Strech DJJomIr. The impact of social media on medical professionalism: a systematic qualitative review of challenges and opportunities. 2013; 15(8): e2708.
4. Almozainy M. Assessing the use of social media as a source of information related to dentistry in Saudi Arabia. Dent Health Oral Disord Ther. 2017; 8(7): 663-668.
5. AlSadrah SA. Social media use for public health promotion in the Gulf Cooperation Council: An overview. Saudi Medical Journal. 2021; 42(1): 9.
6. Baik KM, Anbar G, Alshaikh A, Banjar A. Effect of Social Media on Patient’s Perception of Dental Aesthetics in Saudi Arabia. International Journal of Dentistry. 2022; 2022.
7. Rolls K, Hansen M, Jackson D, Elliott DJJomIr. How health care professionals use social media to create virtual communities: an integrative review. 2016; 18(6): e5312.
8. Schulz-Weidner N, Schlenz MA, Krämer N, Boukhobza S, Bekes KJIjoer, health p. Impact and Perspectives of Pediatric Dental Care during the COVID-19 Pandemic Regarding Unvaccinated Children: A Cross-Sectional Survey. 2021; 18(22): 12117.
9. Fux-Noy A, Mattar L, Shmueli A, Halperson E, Ram D, Moskovitz MJFiPH. Oral Health Care Delivery for Children During COVID-19 Pandemic-A Retrospective Study. 2021; 9:504.
10. Kaplan AM, Haenlein MJBh. Users of the world, unite! The challenges and opportunities of Social Media. 2010; 53(1): 59-68.
11. Alalawi A, Aljuaid H, Natto ZSJPp, adherence. The effect of social media on the choice of dental patients: a cross-sectional study in the city of Jeddah, Saudi Arabia. 2019; 13: 1685.
12. Parmar N, Dong L, Eisingerich ABJJomIr. Connecting with your dentist on facebook: patients’ and dentists’ attitudes towards social media usage in dentistry. 2018; 20(6): e10109.
13. Trịnh Hòa Bình, Lê Thế Lĩnh, Phan Quốc Thắng. Thực trạng sử dụng mạng xã hội trực tuyến và một số gợi ý về chính sách Tạp chí Khoa học và công nghệ Việt Nam. 2015; 2.