15. Tác dụng bảo vệ của viên nang cứng Mộc tỳ vị trên mô hình trào ngược dạ dày thực quản thực nghiệm
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một bệnh lý phổ biến và đang có xu hướng tăng lên trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Xu hướng sử dụng các thuốc có nguồn gốc từ dược liệu nhằm hỗ trợ điều trị GERD được quan tâm trong những năm trở lại đây. Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá tác dụng bảo vệ thực quản của viên nang cứng Mộc tỳ vị (MTV) trên động vật thực nghiệm. Chuột cống trắng chủng Wistar được chia ngẫu nhiên thành 5 lô, mỗi lô 9 con: Lô chứng sinh học, lô mô hình, lô chứng dương (esomeprazol), MTV uống liều 0,252 g/kg/ngày và 0,756 g/kg/ngày trong thời gian 7 ngày liên tục. Mô hình trào ngược dạ dày thực quản được tiến hành theo mô hình Shay kết hợp với uống indomethacin liều 40 mg/kg 2 giờ trước khi gây mô hình. Thể tích dịch vị, pH dịch vị, độ acid dịch vị, diện tích tổn thương và chỉ số thực quản, các thay đổi về đại thể và vi thể được thu thập và đánh giá. Kết quả nghiên cứu cho thấy MTV ở cả hai liều 0,252 g/kg/ngày và 0,756g/kg/ngày làm giảm thể tích dịch vị, tăng pH dịch vị đồng thời giảm độ acid toàn phần và độ acid tự do, giảm diện tích tổn thương và chỉ số thực quản so với lô mô hình.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Mộc tỳ vị, trào ngược dạ dày thực quản, chuột cống trắng Wistar
Tài liệu tham khảo
2. Katz PO, Dunbar KB, Schnoll-Sussman FH, Greer KB, Yadlapati R, Spechler SJ. ACG clinical guideline for the diagnosis and management of Gastroesophageal Reflux Disease. Official journal of the American College of Gastroenterology ACG. 2022;117(1):27-56. doi: 10.14309/ajg.0000000000001538.
3. Đỗ Tất Lợi. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học; 2012.
4. Mamedov NA, Egamberdieva D. Phytochemical constituents and pharmacological effects of licorice: A review. Plant and Human Health. Volume 3. Published online February 12, 2019:1-21. doi: 10.1007/978-3-030-04408-4_1.
5. EMA. Assessment report on Paeonia lactiflora Pall. and/or Paeonia veitchii Lynch, radix (Paeoniae radix rubra). 2015.43. https://www.ema.europa.eu/en/documents/herbal-report/final-assessment-report-paeonia-lactiflora-pall/paeonia-veitchii-lynch-radix-paeoniae-radix-rubra_en.pdf.
6. Shyam Sundar Gupta, Lubna Azmi, P. K. Mohapatra et al. Flavonoids from whole plant of Euphorbia hirta and their evaluation against experimentally induced Gastroesophageal Reflux Disease in rats. Pharmacognosy Magazine. 2017;3(49):127-134.
7. Takeuchi K, Nagahama K. Animal model of acid-reflux Esophagitis: Pathogenic roles of acid/pepsin, prostaglandins and amino acids. BioMed research international. 2014;2014:532594. doi: 10.1155/2014/532594.
8. Joni Sharma, Shyam Sundar Gupta, B Pavan Kumar, et al. Effect of usnic acid and cladonia furcata extract on Gastroesophageal Reflux Disease in rats. International Journal of Experimental Pharmacology. 2014;4(1):55-60.
9. Pan SY, Litscher G, Chan K, Yu ZL, Chen HQ, Ko KM. Traditional medicines in the world: Where to go next?. Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine. 2014;2014:e739895. doi: 10.1155/2014/73989 5.
10. De Giorgi F, Palmiero M, Esposito I, Mosca F, Cuomo R. Pathophysiology of Gastro-oesophageal Reflux Disease. Acta Otorhinolaryngol Ital. 2006;26(5):241-246.
11. Gralnek IM, Dulai GS, Fennerty MB, Spiegel BMR. Esomeprazole versus other proton pump inhibitors in erosive esophagitis: A meta-analysis of randomized clinical trials. Clin Gastroenterol Hepatol. 2006;4(12):1452-1458. doi: 10.1016/j.cgh.2006.09.013.
12. De Jesus NZT, Falcão H de S, Gomes IF, et al. Tannins, peptic ulcers and related mechanisms. IJMS. 2012;13(3):3203-3228. doi: 10.3390/ijms13033203.