11. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm màng não sau phẫu thuật sọ não tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm màng não sau phẫu thuật sọ não. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 46 bệnh nhân viêm màng não sau phẫu thuật sọ não. Triệu chứng lâm sàng thường gặp là sốt (100%) và suy giảm ý thức (54,3%). Tất cả bệnh nhân đều có biến đổi dịch não tủy, với số lượng bạch cầu là 658 tế bào/mm3 (IQR, 189 - 2151), protein là 1,91 g/L (IQR, 1,17 - 3,29 g/L), glucose trung bình là 3,53 ± 1,44 mmol/L và lactate trung bình là 6,73 ± 3,19 mmol/L. Bạch cầu máu trung bình 13,29 ± 4,08 G/L, procalcitonin máu là 0,28 ng/mL (IQR, 0,15 - 1,17 ng/mL) và CRP máu là 8,09 mg/dL (IQR, 5,10 - 16,61 mg/dL). Căn nguyên vi sinh vật được xác định trên 9 (19,6%) bệnh nhân. Trong đó, Acinetobacter baumannii kháng carbapenem là tác nhân gây bệnh phổ biến nhất (3 bệnh nhân), tiếp theo là Staphylococcus aureus (2 bệnh nhân). Kết quả điều trị chung, có 7 (15,2%) bệnh nhân tử vong, thời gian điều trị tại khoa hồi sức tích cực trung bình là 11,96 ± 5,10 ngày.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
viêm màng não, viêm não thất, sau phẫu thuật sọ não, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Tài liệu tham khảo
2. Tunkel AR, Hasbun R, Bhimraj A, et al. 2017 Infectious diseases society of america’s clinical practice guidelines for healthcare-associated ventriculitis and meningitis. Clin Infect Dis. 2017;64(6):e34-e65. doi: 10.1093/cid/ciw861.
3. Singer M, Deutschman CS, Seymour CW, et al. The third international consensus definitions for sepsis and septic shock (Sepsis-3). JAMA. 2016;315(8):801-810. doi: 10.1001/jama.2016.0287.
4. Xiao X, Zhang Y, Zhang L, Kang P, Ji N. The diagnostic value of cerebrospinal fluid lactate for post-neurosurgical bacterial meningitis: A meta-analysis. BMC Infect Dis. 2016;16:483. doi: 10.1186/s12879-016-1818-2.
5. Busl KM. Nosocomial Infections in the Neurointensive Care Unit. Neurosurg Clin N Am. 2018;29(2):299-314. doi: 10.1016/j.nec.2017.11.008.
6. Zarrouk V, Vassor I, Bert F, et al. Evaluation of the management of postoperative aseptic meningitis. Clin Infect Dis. 2007;44(12):1555-1559. doi: 10.1086/518169.
7. Conen A, Walti LN, Merlo A, Fluckiger U, Battegay M, Trampuz A. Characteristics and treatment outcome of cerebrospinal fluid shunt-associated infections in adults: a retrospective analysis over an 11-year period. Clin Infect Dis Off Publ Infect Dis Soc Am. 2008;47(1):73-82. doi: 10.1086/588298.
8. Welch H, Hasbun R. Chapter 3 - Lumbar puncture and cerebrospinal fluid analysis. In: Handbook of Clinical Neurology. Vol 96. Bacterial Infections of the Central Nervous System. Elsevier; 2010:31-49. doi: 10.1016/S0072-9752(09)96003-1.
9. Dzupova O, Rozsypal H, Prochazka B, Benes J. Acute bacterial meningitis in adults: Predictors of outcome. Scand J Infect Dis. 2009;41(5):348-354. doi: 10.1080/00365540902849391.
10. Hussein K, Bitterman R, Shofty B, Paul M, Neuberger A. Management of post-neurosurgical meningitis: Narrative review. Clin Microbiol Infect. 2017;23(9):621-628. doi: 10.1016/j.cmi.2017.05.013.
11. Conen A, Walti LN, Merlo A, Fluckiger U, Battegay M, Trampuz A. Characteristics and treatment outcome of cerebrospinal fluid shunt-associated infections in adults: A retrospective analysis over an 11-year period. Clin Infect Dis. 2008;47(1):73-82. doi: 10.1086/588298.
12. Sipahi O, Zeka A, Taşbakan M, et al. Pooled analysis of 899 nosocomial meningitis episodes from Turkey. Turk J Med Sci. 2017;47(1):29-33. doi: 10.3906/sag-1508-102.