30. Đặc điểm lâm sàng và tỷ lệ đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của người bệnh tại một số đơn vị quản lý ngoại trú

Phan Thanh Thuỷ, Vũ Văn Giáp, Lê Thị Tuyết Lan, Nguyễn Viết Nhung, Ngô Quý Châu

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) phổ biến trên lâm sàng và là nguyên nhân tử vong hàng thứ 3 trên toàn cầu. Sáng kiến toàn cầu phòng chống COPD (GOLD) nhấn mạnh tập trung quản lý tốt ngoại trú sẽ giúp giảm gánh nặng bệnh tật, giảm tỷ lệ đợt cấp và tiết kiệm chi phí điều trị. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu quan sát mô tả tại 3 đơn vị quản lý ngoại trú (Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, Bệnh viện Phổi Thanh Hoá, Bệnh viện Phổi Hải Phòng) từ tháng 8/2020 tới tháng 4/2021 để xác định các đặc điểm lâm sàng và tỷ lệ các đợt cấp. Mẫu nghiên cứu gồm 514 người bệnh được chẩn đoán xác định COPD theo tiêu chuẩn của GOLD, trong đó 441 nam (85,8%), 73 nữ (14,2%), tuổi trung bình: 66,16 ± 8,1; tỷ lệ hiện tại đang hút thuốc lá: 107 (20,8%). Bệnh đồng mắc được ghi nhận nhiều nhất: tăng huyết áp (28,8%). Điểm mMRC ≥ 2: 57,7%, CAT ≥ 10: 93,8%. Số người bệnh có đợt cấp trong năm vừa qua: 246 (47,9%), đợt cấp nhập viện 40,1%; nhập khoa hồi sức (21,4%). Khuyến nghị cần tập trung các chương trình cai thuốc lá tại các địa phương có tỷ lệ người bệnh còn hút thuốc cao (Hải Phòng), tăng cường quản lý người bệnh tại các đơn vị quản lý nhằm giảm tỷ lệ đợt cấp, đặc biệt là các đợt cấp nhập viện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. GOLD. Global Strategy for Prevention, Diagnosis and Management of COPD 2022 Report. https://Goldcopd.Org/2022-Gold-Reports-2/
2. Bùi Thị Xuân, Ngô Tiến Thành, Tô Khánh Linh. Phân tích chi phí điều trị trực tiếp đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Khoa Hô hấp - Bệnh viện E từ tháng 10 năm 2019 đến tháng 3 năm 2020. VNU Journal of Science: Medical and Pharmaceutical Sciences. 2022;Vol.36:No.2.
3. Thủ tướng chính phủ. Ban Hành Danh Mục Các Chương Trình Mục Tiêu Quốc Gia Năm 2011- Quyết Định Số QĐ 2331/QĐ-TTg. 2011.
4. Trần Thị Lý, Lê Văn Hợi, Đinh Ngọc Sỹ. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở một số đơn vị quản lý bệnh phổi mạn tính năm 2016-2017. Tạp chí Y học thực hành. 2019;số10(tập1083).
5. Nguyễn Văn Thành, Cao Thị Mỹ Thúy, Võ Phạm Minh Thư, và cs. Xây dựng mô hình hệ thống quản lý và điều trị hiệu quả bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản trong bệnh viện và ở cộng đồng. Y học. Published online 2012:115-125.
6. Nguyễn Văn Thành, Đinh Ngọc Sỹ, Nguyễn Thanh Hồi, và cs. Nghiên cứu thực trạng quản lý hen và COPD ở Việt Nam. Tạp chí Hô hấp. 2018;số 17.
7. Tạ Hữu Ánh, Nguyễn Ngọc Tâm, Vũ Thị Thanh Huyền. Đánh giá thực trạng tuân thủ điều trị ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú. VMJ. 2022;508(2). doi: 10.51298/vmj.v508i2.1633.
8. Ertan Yazar E, Niksarlıoglu EY, Yigitbas B, et al. Comparison of CAT and mMRC in terms of assessing symptom status in stable COPD patients. In: Clinical Problems. European Respiratory Society; 2018:PA4004. doi: 10.1183/13993003.congress-2018.PA4004.
9. Nguyễn Đức Thọ, Phạm Thu Xanh, Phạm Minh Khuê, và cs. Thực trạng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của người dân từ 40 tuổi trở lên tại hai xã, thành phố Hải Hòng. Tạp chí Y học dự phòng. 2017;Tập 27(Số 10):tr.11-18. Published online 2017.
10. Lê Nhật Huy, Chu Thị Hạnh, Dương Đình Chỉnh. Một số đặc điểm lâm sàng và dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Nghệ An. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2019;119(3):pp.41-49.
11. Anees ur Rehman, Ahmad Hassali MA, Muhammad SA, et al. The economic burden of chronic obstructive pulmonary disease (COPD) in the USA, Europe, and Asia: Results from a systematic review of the literature. Expert Review of Pharmacoeconomics & Outcomes Research. 2020;20(6):661-672. doi: 10.1080/14737167.2020.1678385.