Nghiên cứu sản xuất một số chủng vi khuẩn dạng đông khô trong kiểm tra chất lượng xét nghiệm vi sinh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu sản xuất các mẫu kiểm tra chất lượng vi sinh bằng dạng đông khô để cung cấp cho các phòng xét nghiệm trong nước nhằm nâng cao chất lượng xét nghiệm. Nghiên cứu thực hiện trên thiết bị đông khô Virtis Advantage Pro SP Scientific đối với 3 chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus ATCC 29213, Escherichia coli ATCC 25922 và Pseudomonas aeruginosa ATCC 27853 với dung dịch bảo vệ là Skimmilk 20%. Sản phẩm đông khô được đánh giá các tiêu chuẩn về đặc tính vật lý, độ sống, độ ẩm tồn dư, độ vô khuẩn, độ đồng nhất và độ ổn định trong vòng 6 tháng. Kết quả thu được cho thấy tất cả lọ sản phẩm đông khô thu được thỏa mãn các tiêu chí chất lượng đề ra về mặt cảm quan, tính háo nước, độ tơi xốp. Các mẫu kiểm tra có độ sống ≥ 103CFU/mL, độ ẩm tồn dư < 4%, độ vô khuẩn và độ đồng nhất đạt 100%, mẫu ổn định trong tối thiểu 6 tháng. Như vậy quy trình đông khô áp dụng trong nghiên cứu phù hợp cho mục đích sản xuất mẫu kiểm tra chất lượng xét nghiệm vi sinh dạng đông khô từ 3 chủng vi khuẩn trên.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đông khô khuẩn, độ đồng nhất, độ ổn định, độ sống, kiểm tra chất lượng xét nghiệm vi sinh
Tài liệu tham khảo
2. Hướng dẫn thực hành kỹ thuật xét nghiệm vi sinh lâm sàng ban hành theo quyết định số 1539/QĐ-BYT ngày 20/4/2017 của Bộ Y tế.
3. Đặng Thị Ngọc Dung, Tạ Thành Văn. Kiểm Soát Chất Lượng Xét Nghiệm - Nội Kiểm và Thống Kê Nội Kiểm Trong Kiểm Soát Chất Lượng Xét Nghiệm y Học. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật; 2018.
4. Lee JJ. ATCC Preservation Methods: Freezing and Freeze-Drying. J Protozool. 1992;39(5):651-651. doi:10.1111/j.1550-7408.1992.tb04871.x
5. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9298-2014 Về vi sinh vật - bảo quản dài hạn vi sinh vật dùng trong nông nghiệp - phương pháp đông khô. Bộ KH&CN. 2014.
6. Nguyễn Thị Kê, Nguyễn Thị Thế Yến, Huỳnh Ánh Hồng. Nghiên cứu sản xuất Vacxin mẫu chuẩn quốc gia Bạch hầu - Uốn ván - Ho Gà. Viện Vacxin và các chế phẩm sinh học - IVAC. 1999.
7. Quyết định số 03/1999/QQD-BNN/TCCB ngày 06/01/1999 về việc ban hành tiêu chuẩn nghành về bảo quản ngắn hạn nguồn gien vi sinh vật nông nghiệp (348-99) và bảo quản dài hạn nguồn gien vi sinh vật nông nghiệp bằng phương pháp đông khô (349-99).
8. Mehaffey MA, Cook EC, Griffin CW. Preparation and stability of freeze-dried Neisseria gonorrhoeae cultures used for external quality control. J Clin Microbiol. 1984;20(6):1126-1129. doi:10.1128/JCM.20.6.1126-1129.1984
9. Griffin W, Cook C, Mehaffey A. Predicting the Stability of Freeze-Dried Fusobacterium mwtiferum Proficiency Testing Samples by Accelerated Storage Tests’. Cryobiology. 1981;18(4):420-425.
10. Miyamoto-Shinohara Y, Imaizumi T, Sukenobe J, Murakami Y, Kawamura S, Komatsu Y. Survival Rate of Microbes after Freeze-Drying and Long-Term Storage. Cryobiology. 2000;41(3):251-255. doi:10.1006/cryo.2000.2282
11. Kandil S, El Soda M. Influence of Freezing and Freeze Drying on Intracellular Enzymatic Activity and Autolytic Properties of Some Lactic Acid Bacterial Strains. Adv Microbiol. 2015;05(06):371-382. doi:10.4236/aim.2015.56039
12. Morgan CA, Herman N, White PA, Vesey G. Preservation of micro-organisms by drying; A review. J Microbiol Methods. 2006;66(2):183-193. doi:10.1016/j.mimet.2006.02.017
13. ISO 13528. Statistical methods for use in proficiency testing by interlaboratory comparison. 2015.
14. Nguyễn Đồng Tú, Ngô Tuấn Cường, Lê Thanh Hương. Hoàn thiện quy trình sản xuất và đánh giá độ ổn định của bộ mẫu hỗn hợp vi khuẩn đông khô. Tạp Chí Học Dự Phòng. 2015;XXV:172-173.
15. Sakane, T. Viabilities of dried cultures of various bacteria after preservation for over 20 years and their prediction by the accelerated storage test. Microbiol Cult Coll. 1997;13:1-7.