2. Áp dụng Six Sigma trong đánh giá và so sánh hiệu năng phân tích của hai máy hóa sinh cobas c702
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Six Sigma là một phương pháp phân tích dữ liệu tích hợp độ đúng và độ chụm của phép đo, xác định sai số và cải tiến quy trình. Mục tiêu của nghiên cứu là áp dụng Six Sigma trong đánh giá và so sánh hiệu năng phân tích của hai máy hóa sinh Cobas c702 tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thống kê kết quả nội kiểm (IQC) tại 2 mức nồng độ của 2 máy Cobas C8000 c702 (Roche) để xác định trung bình SD, CV%, Bias% và tính toán giá trị Sigma cho 18 chỉ số hóa sinh. Kết quả cho thấy, giá trị Sigma của GGT là tốt nhất trên cả 2 máy và bilirubin trực tiếp, HDL-cholesterol, triglyceride cũng ở mức rất tốt với Sigma > 6 chỉ trên 1 máy; sắt, bilirubin toàn phần, canxi, LDL-cholesterol, cholesterol toàn phần, creatinine, glucose, uric acid, aspartate aminotransferase, alanine aminotransferase ở mức chấp nhận với Sigma 3 - 6; trên cả 2 máy, natri chlor, urea tại 2 mức nồng độ và mức 2 của kali có giá trị Sigma thấp nhất < 3. Six Sigma là phương pháp rất tốt để đánh giá hiệu năng quá trình phân tích trong phòng xét nghiệm. Tùy thuộc giá trị Sigma đạt được, phòng xét nghiệm có thể thiết kế chương trình nội kiểm tra phù hợp, đảm bảo quá trình phân tích được kiểm soát hiệu quả nhất.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Six Sigma, kiểm soát chất lượng, phòng xét nghiệm
Tài liệu tham khảo
2. Mao X, Shao J, Zhang B, Wang Y. Evaluating analytical quality in clinical biochemistry laboratory using Six Sigma. Biochem Med (Zagreb). 2018;28(2).
3. Westgard JO, Klee GG. Quality Assurance. In: Fundamentals of Clinical Chemistry. 2nd ed, Burtis K, ed., WB Saunders Company, Philadelphia. 1996.
4. RiliBÄK. Guidelines of the German medical association for the quality assurance of laboratory medical examinations. Available at: http://www.westgard.com/rilibak.htm. Accessed Oct 30, 2017.
5. CLIA proficiency testing criteria. Available at: https://www.westgard.com/2019-clia-requirements.htm. Accessed Aug 03, 2022.
6. Berte LM. Laboratory quality management: A roadmap. ClinLab Med. 2007; 27(4): 771-790.
7. Cano EL, Moguerza JM, Redchuk A. Six Sigma with R: Statistical engineering for process ımprovement. New York, NY: Springer Science + Business Media, 2012.
8. N. T. L. Hoa. 6 Sigma lý thuyết và thực hành. Viện năng suất Việt Nam; 2015.
9. Nanda SK, Ray L. Quantitative application of sigma metrics in medical biochemistry. J Clin Diagn. 2013;7(12):2689-91.
10. Ganji SB, Revupalli S. Evaluation of quality assurance in a new clinical chemistry laboratory by six sigma metrics. J Clin Diagn. 2019; 13(3): BC04-BC07.
11. Medina PA, Matibag J, Datay-Lim SJ, Arcellana-Nuqui E. A pilot study on the evaluation of clinical chemistry laboratory test performance using Six Sigma Metrics. PJP. 2019; 4(2): 31-36.
12. Zhou B, Wu Y, He H, Li C, Tan L, Cao Y. Practical application of Six Sigma management in analytical biochemistry processes in clinical settings. J Clin Lab Anal. 2020; 34(1): e23126.
13. Kumar BV, Mohan T. Sigma metrics as a tool for evaluating the performance of IQC in a clinical chemistry laboratory. J Lab Physicians. 2018; 36(4): 301-8.
14. Maksane SN, Parikh R, Vaswani L. Quantitative assessment of analytical phase quality of clinical biochemistry parameters using Sigma Metrics. IJML. 2017; 4(2): 81-90.