21. Vai trò của tuần hoàn ngoài cơ thể trong việc kiểm soát đường thở trong phẫu thuật bệnh nhân có đường thở khó: báo cáo loạt ca bệnh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Kiểm soát đường thở trong gây mê đối với những phẫu thuật nguy cơ cao là một trong những thách thức đối với bác sĩ gây mê và phẫu thuật viên. Tuần hoàn ngoài cơ thể là phương pháp hỗ trợ oxy hiệu quả trong những trường hợp đó. Báo cáo loạt ca lâm sàng này trình bày 2 trường hợp đã được phẫu thuật tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội dưới hỗ trợ của tuần hoàn ngoài cơ thể: ca thứ nhất là trường hợp ung thư thùy trái của tuyến giáp xâm lấn khí quản, ca thứ hai là trường hợp rò khí quản - thực quản sau mổ ung thư thực quản nội soi. Cả hai trường hợp đều được tiến hành gây mê toàn thân và phẫu thuật an toàn dưới sự trợ giúp của tuần hoàn ngoài cơ thể, thiết lập thông qua đường động mạch đùi và tĩnh mạch đùi. Không có biến chứng xảy ra khi thiết lập và vận hành hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể. Kết luận: tuần hoàn ngoài cơ thể là phương pháp kiểm soát hiệu quả cho các trường hợp đường thở khó, tạo điều kiện cho phẫu thuật diễn ra thuận lợi.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tuần hoàn ngoài cơ thể, đường thở khó
Tài liệu tham khảo
2. Law JA, Broemling N, Cooper RM, et al. The difficult airway with recommendations for management-part 1-difficult tracheal intubation encountered in an unconscious/induced patient. Can J Anaesth J Can Anesth. 2013; 60(11): 1089-1118. doi: 10.1007/s12630-013-0019-3.
3. Bricker DL, Parker TM, Dalton ML. Cardiopulmonary bypass in anesthetic management of resection. Its use for severe tracheal stenosis. Arch Surg Chic Ill 1960. 1979; 114(7): 847-849. doi: 10.1001/archsurg.1979.01370310089016.
4. Said SM, Telesz BJ, Makdisi G, et al. Awake cardiopulmonary bypass to prevent hemodynamic collapse and loss of airway in a severely symptomatic patient with a mediastinal mass. Ann Thorac Surg. 2014; 98(4): e87-90. doi: 10.1016/j.athoracsur.2014.06.104.
5. Adwan H, Wigfield CH, Clark S, Barnard S. Interventional bronchoscopy for benign tracheobronchial diseases under cardiopulmonary bypass support: case reports and literature review. J Cardiothorac Surg. 2008; 3(1): 27. doi: 10.1186/1749-8090-3-27.
6. Malpas G, Hung O, Gilchrist A, et al. The use of extracorporeal membrane oxygenation in the anticipated difficult airway: A case report and systematic review. Can J Anesth Can Anesth. 2018; 65(6): 685-697. doi: 10.1007/s12630-018-1099-x.
7. Onozawa H, Tanaka T, Takinami M, Kagaya S, Tanifuji Y. Anesthetic management using extracorporeal circulation of a patient with severe tracheal stenosis by thyroid cancer. Masui. 1999; 48(6): 658-661.
8. DeWitt RC, Hallman CH. Use of cardiopulmonary bypass for tracheal resection. Tex Heart Inst J. 2004; 31(2): 188-190.
9. Kim CW, Kim DH, Son BS, et al. The feasibility of extracorporeal membrane oxygenation in the variant airway problems. Ann Thorac Cardiovasc Surg Off J Assoc Thorac Cardiovasc Surg Asia. 2015; 21(6): 517-522. doi: 10.5761/atcs.oa.15-00073.
10. Van Drumpt AS, Kroon HM, Grüne F, et al. Surgery for a large tracheoesophageal fistula using extracorporeal membrane oxygenation. J Thorac Dis. 2017; 9(9): E735-E738. doi: 10.21037/jtd.2017.08.03.
11. Thakkar HS, Hewitt R, Cross K, et al. The multi-disciplinary management of complex congenital and acquired tracheo-oesophageal fistulae. Pediatr Surg Int. 2019; 35(1): 97-105. doi: 10.1007/s00383-018-4380-8.
12. Zangrillo A, Landoni G, Biondi-Zoccai G, et al. A meta-analysis of complications and mortality of extracorporeal membrane oxygenation. Crit Care Resusc J Australas Acad Crit Care Med. 2013; 15(3): 172-178.