33. Căng thẳng ở nhân viên y tế tại trung tâm y tế và trạm y tế phường/xã ở Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 và các yếu tố nghề nghiệp liên quan
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nhu cầu về y tế và chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng cao, mô hình bệnh tật thay đổi, cũng như sự xuất hiện dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, khối lượng công việc lớn và những nguy hại của đặc thù nghề nghiệp - những điều này có thể khiến cho nhân viên y tế bị căng thẳng. Nghiên cứu cắt ngang trên 272 nhân viên y tế tại trung tâm y tế và trạm y tế phường/xã ở Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 nhằm mô tả tỷ lệ căng thẳng và các yếu tố nghề nghiệp liên quan. Kết quả cho thấy, tỷ lệ nhân viên y tế có căng thẳng là 15,4% theo thang đo PSS-10. Các yếu tố nghề nghiệp liên quan đến căng thẳng trong nghiên cứu tìm ra được là trình độ học vấn, quá tải công việc và hài lòng với thu nhập. Những đối tượng có trình độ cao đẳng có tỷ lệ căng thẳng cao gấp 4,02 lần những người có trình độ trung cấp (KTC 95%: 1,25 - 12,99). Những nhân viên y tế cảm thấy quá tải công việc hay không hài lòng với thu nhập có tỷ lệ căng thẳng cao hơn những nhân viên không có đặc tính này. Cần có các biện pháp hỗ trợ cho nhân viên y tế để giảm tỷ lệ căng thẳng, giúp họ tập trung công tác và hoàn thành nhiệm vụ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
căng thẳng, nhân viên y tế, trung tâm y tế, PSS-10, yếu tố nghề nghiệp
Tài liệu tham khảo
2. World Health Organization. A Global Crisis World Mental Health Day. https://www.who.int/mental_health/management/depression/wfmh_paper_depression_wmhd_2012.pdf. Published in 2012. Accessed on 30 Oct 2021.
3. Mosadeghrad A.M. Occupational stress and its consequences. Implications for health policy and management. Leadership in Health Services. 2014;27(3):224-239.
4. Cooper C. L, Cooper R. D, Eaker L. H. Living with stress. Penguin Books, London, England; 1988.
5. Nguyễn Thị Thanh Hương. Stress và các yếu tố liên quan ở điều dưỡng Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 Thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai. Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ y học dự phòng, Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh; 2018.
6. Quàng Mạnh Cường. Thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của nhân viên y tế tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Sơn La năm 2019. Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng; 2019.
7. Cohen S. Perceived stress in a probability sample of the United States. In S. Spacapan & S. Oskamp (Eds.). The social psychology of health. 1988:31-67.
8. Dao-Tran TH, Anderson D, Seib C. The Vietnamese version of the Perceived Stress Scale (PSS-10): Translation equivalence and psychometric properties among older women. BMC Psychiatry. 2017;17(1):53.
9. Bộ Y tế. 18 tháng có 9.680 nhân viên y tế xin thôi việc, bỏ việc: Bộ Y tế chỉ ra 4 nguyên nhân chính. https://moh.gov.vn/tin-tong-hop/-/asset_publisher/k206Q9qkZOqn/content/18-thang-co-9-680-nhan-vien-y-te-xin-thoi-viec-bo-viec-bo-y-te-chi-ra-4-nguyen-nhan-chinh. Xuất bản năm 2022. Truy cập ngày 26/09/2022.
10. Godifay G, Worku W, Kebede G, et al. Work related stress among health care workers in Mekelle City Administration Public Hospitals, North Ethiopia. Journal of Health, Medicine and Nursing. 2018;46:189-195.
11. Onigbogi C. B, Banerjee S. Prevalence of psychosocial stress and its risk factors among health-care workers in Nigeria: A systematic review and meta-analysis. Niger Med J. 2019;60(5):238-244.
12. Nguyễn Mạnh Tuân, Đàm Thị Tám Hương, Đặng Quang Hiếu, và cs. Stress, trầm cảm, lo âu của nhân viên y tế Bệnh viện Trưng Vương năm 2018. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2018;22(6):71-79.
13. Phạm Văn Tài. Tỷ lệ stress của nhân viên y tế tại Bệnh viện Quận 11 Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017. Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh; 2017.