15. Xác định mic và đột biến kháng levofloxacin của helicobacter pylori ở bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng tại Tiền Giang
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Tình trạng kháng kháng sinh ở Helicobacter pylori đang gia tăng và có thể dẫn đến thất bại điều trị. Nghiên cứu này sử dụng kỹ thuật Etest và kỹ thuật giải trình tự sanger nhằm xác định nồng độ ức chế tối thiểu và các dạng đột biến xuất hiện ở Helicobacter pylori trên bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng tại Tiền Giang. Đồng thời tìm hiểu về mối liên quan giữa nồng độ ức chế tối thiểu với các dạng đột biến GyrA kháng levofloxacin của Helicobacter pylori. Kết quả nghiên cứu ghi nhận: Đột biến GyrA chiếm 60% trong tổng số 65 mẫu nghiên cứu. Trong đó 23,1% (9/39) mẫu nhạy với LEV có nồng độ ức chế tối thiểu của LEV ≤ 1 µg/ml ghi nhận được đột biến làm thay đổi nucleotid ở các vị trí codon P188L, R190Q, M191I, Y81C, P187S, D91T, D108E, R95K, G111A, S185Y. Và 30/39 (66,9%) mẫu có nồng độ ức chế tối thiểu > 1 µg/ml gặp ở các đột biến vị trí N87K, D91N/G, A55S, M191I, Y28F/I, V107F, A27L, V199G, S29F, M30L, G111L, R42K, V65S, A66L, S101L, M102A, N112I, R95G/K, D108V/E, A94G. Kết luận: Đột biến trên GyrA ở vị trí codon N87K, D91N/G/T, A55S của Helicobacter pylori liên quan đến việc tăng nồng độ MIC của levofloxacin. Chưa xác định được đột biến M191I, Y28F/I, V107F, A27L, V199G, S29F, M30L, G111L, R42K, V65S, A66L, S101L, M102A, N112I, R95G/K, D108V/E, A94G trên GyrA có liên quan đến tình trạng kháng LEV của Helicobacter pylori ở Tiền Giang, cần nghiên cứu thêm.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nồng độ ức chế tối thiểu, GyrA, levofloxacin, Helicobacter pylori
Tài liệu tham khảo
2. Hương VTT, Chính VQ, Châu NTH, Cư LVJTcKhvCnTl. Kết quả nghiên cứu thực trạng và các giải pháp quản lý môi trường trong chăn nuôi hộ gia đình và trang trại nhỏ ở một số tỉnh Miền Bắc. 2013; 8.
3. Hoàng Trọng Thảng, Hoàng Thị Tú Anh. Đánh giá hiệu quả của phác đồ Rabeprazole-Levofloxacin- Tinidazole trên bệnh nhân viêm dạ dày mạn nhiễm Helicobacter pylori. Tạp chí Khoa học tiêu hóa Việt Nam. 2015; IX(41): tr.115-120.
4. Miftahussurur M, Yamaoka YJM. Appropriate first-line regimens to combat Helicobacter pylori antibiotic resistance: an Asian perspective. 2015; 20(4): 6068-6092.
5. Trần Thiện Trung, Trần Anh Minh, Nguyễn Tuấn Anh. Nghiên cứu tỷ lệ đột biến kháng thuốc clarithromycin và levofloxacin của H. Pylori bằng giải trình tự gen. Tạp chí khoa học tiêu hóa Việt Nam. 2017; IX(49): 3074-3082.
6. Tuan VP, Narith D, Tshibangu-Kabamba E, et al. A next-generation sequencing-based approach to identify genetic determinants of antibiotic resistance in Cambodian Helicobacter pylori clinical isolates. 2019; 8(6): 858.
7. Alarcon T, Urruzuno P, Martinez MJ, et al. Antimicrobial susceptibility of 6 antimicrobial agents in Helicobacter pylori clinical isolates by using EUCAST breakpoints compared with previously used breakpoints. Enfermedades infecciosas y microbiologia clinica. May 2017; 35(5): 278-282. doi: 10.1016/j.eimc.2016.02.010.
8. Bińkowska A, Biernat MM, Łaczmański Ł, Gościniak GJFim. Molecular patterns of resistance among Helicobacter pylori strains in south-western Poland. 2018; 9: 3154.
9. Lok C-H, Zhu D, Wang J, et al. Phenotype and Molecular Detection of Clarithromycin and Levofloxacin Resistance in Helicobacter pylori Clinical Isolates in Beijing. 2020; 13: 2145.
10. Camorlinga-Ponce M, Gómez-Delgado A, Aguilar-Zamora E, et al. Phenotypic and genotypic antibiotic resistance patterns in Helicobacter pylori strains from ethnically diverse population in Mexico. 2021; 10: 539115.
11. Domanovich-Asor T, Motro Y, Khalfin B, Craddock HA, Peretz A, Moran-Gilad JJM. Genomic analysis of antimicrobial resistance genotype-to-phenotype agreement in Helicobacter pylori. 2020; 9(1): 2.
12. Mascellino MT, Oliva A, Miele MC, De Angelis M, Bruno G, Severi CJA. Secondary antibiotic resistance, correlation between genotypic and phenotypic methods and treatment in Helicobacter pylori infected patients: A retrospective study. 2020; 9(9): 549.
13. Wang Y-h, Gong X-l, Liu D-w, et al. Characteristics of Helicobacter pylori heteroresistance in gastric biopsies and its clinical relevance. 2022: 1409.
14. Farzi N, Yadegar A, Sadeghi A, et al. High prevalence of antibiotic resistance in Iranian Helicobacter pylori isolates: importance of functional and mutational analysis of resistance genes and virulence genotyping. 2019; 8(11): 2004.
15. Arslan N, Yılmaz Ö, Demiray-Gürbüz EJWJoG. Importance of antimicrobial susceptibility testing for the management of eradication in Helicobacter pylori infection. 2017; 23(16): 2854.
16. Tshibangu-Kabamba E, Ngoma-Kisoko PdJ, Tuan VP, et al. Next-generation sequencing of the whole bacterial genome for tracking molecular insight into the broad-spectrum antimicrobial resistance of Helicobacter pylori clinical isolates from the Democratic Republic of Congo. 2020; 8(6): 887.
17. Zhou Y, Zhong Z, Hu S, et al. A Survey of Helicobacter pylori Antibiotic-Resistant Genotypes and Strain Lineages by Whole-Genome Sequencing in China. 2022: e02188-21.