Thực trạng nhân lực bác sĩ và kỹ thuật viên chuyên ngành phục hồi chức năng làm việc tại bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện ở các vùng sinh thái

Đoàn Quốc Hưng, Lê Minh Giang, Phạm Văn Minh, Hoàng Thị Hải Vân, Phạm Văn Tác, Nguyễn Thị Kim Liên, Nguyễn Hoài Nam, Trần Thị Hảo, Phạm Phương Mai, Hoàng Thị Thu Hà, Đào Vũ Hoàng, Nguyễn Thị Thu Hường

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm mô tả tình hình nhân lực chuyên ngành phục hồi chức năng tại các bệnh viện đa khoa tỉnh/thành phố, bệnh viện đa khoa huyện và bệnh viện chuyên ngành phục hồi chức năng tại 7 tỉnh đaị diện cho 7 vùng sinh thái trên cả nước năm 2021. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng số liệu sẵn có kết hợp phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo các bệnh viện và các bác sĩ hiện đang công tác tại các bệnh viện. Kết quả cho thấy, tại 26 bệnh viện nghiên cứu có tổng cộng 200 bác sĩ công tác trong lĩnh vực phục hồi chức năng và 344 kỹ thuật viên phục hồi chức năng. Trình độ chuyên môn của các bác sĩ phần lớn là bác sĩ Y học cổ truyền (47%) và bác sĩ định hướng chuyên ngành phục hồi chức năng (25%). Phân bố nhân lực bác sĩ giữa các vùng sinh thái không đồng đều, trong đó đông nhất là ở các vùng Bắc Trung Bộ (27,5%), Trung du và Miền núi phía Bắc (25%). Trong khi đó, gần một nửa số kỹ thuật viên phục hồi chức năng tập trung tại vùng Duyên hải và Nam Trung Bộ (42,2%). Ngoài ra nghiên cứu còn chỉ ra gần 70% là kỹ thuật viên vật lý trị liệu, riêng chuyên ngành ngôn ngữ trị liệu thấp nhất chỉ có 7,3%. Việc đào tạo nhân lực đúng chuyên ngành trong lĩnh vực phục hồi chức năng gồm bác sĩ chuyên ngành phục hồi chức năng và kỹ thuật viên phục hồi chức năng đồng đều theo các khu vực cũng như đáp ứng về mặt số lượng là rất cần thiết để phát triển và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh trong lĩnh vực phục hồi chức năng trong tương lai.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tổ chức Y tế thế giới. Phòng ngừa khuyết tật và phục hồi chức năng: báo cáo của Ủy ban chuyên gia về phòng ngừa khuyết tật và phục hồi chức năng, Geneva. Published online 1981.
2. LHQ. Công ước về Quyền của NKT: một số thực tế về khuyết tật. Published online 2006. www.un.org/ disabilities/convention/facts.shtml
3. Tổng cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình - Bộ Y tế. Tình Hình Trẻ Em Khuyết Tật ở Việt Nam- Tổng Cục Dân Số. Published online 2019.
4. Haig AJ, Im J, Adewole A, Nelson VS, Krabek B. The practice of physical medicine and rehabilitation in sub-Saharan Africa and Antarctica: A white paper or a black mark? Disabil Rehabil. 2009;31(13):1031-1037.
5. Elwan A. Đói nghèo và khuyết tật: một cuộc điều tra tài liệu. Published online 1999. (http://siteresources.worldbank.org/DISABILITY/Resources/280658-1172608138489/ PovertyDisabElwan.pdf
6. Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về khuyết tật. Điều Tra Toàn Cầu về Hành Động Của Nhà Nước về Việc Thực Thi Các Luật Lệ Tiêu Chuẩn về Công Bằng về Cơ Hội Cho NKT.; 2006. (www.escwa.un.org/divisions/ sdd/news/GlobalSurvey_Report_Jan30_07_ReadOnly.pdf
7. Elwan A. Đói nghèo và khuyết tật: một cuộc điều tra tài liệu. Published 1999. http://siteresources.worldbank.org/DISABILITY/Resources/280658-1172608138489/ PovertyDisabElwan.pdf
8. Gupta N, Castillo-Laborde C, Landry MD. Health-related rehabilitation services: assessing the global supply of and need for human resources. BMC Health Serv Res. 2011;11(1):276.
9. Trần Thị Mỹ Hạnh. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU ĐÀO TẠO CỬ NHÂN KỸ THUẬT PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TẠI VIỆT NAM NĂM 2019. Trường Đại Học Tế Công Cộng. Published online 2019.
10. Hội Phục hồi chức năng Việt Nam. Báo cáo tổng kết hoạt động hội phục hồi chức năng việt nam giai đoạn 2016 - 2020. Published online 2020.
11. Tổng cục thống kê. Báo cáo tình hình nhân lực y tế. Published online 2019.
12. Bộ Y Tế. Quyết định số 2992/QĐ-BYT ngày 17/07/2015 của Bộ Y tế về phê duyệt kế hoạch phát triển nhân lực trong hệ thống khám bệnh chữa bệnh giai đoạn 2015 – 2020. Published online 2015.