41. Gây mê mổ viêm ruột thừa cấp cho bệnh nhân có bệnh lý tim bẩm sinh chuyển gốc đại động mạch có sửa chữa bẩm sinh: Báo cáo một trường hợp lâm sàng

Lưu Xuân Võ, Dương Thị Hoài

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Gây mê cho bệnh nhân có bệnh tim bẩm sinh đặc biệt là các bệnh lý phức tạp như chuyển gốc đại động mạch có sửa chữa bẩm sinh cho các phẫu thuật ngoài tim luôn yêu cầu bác sĩ gây mê hồi sức hiểu biết rõ về giải phẫu, bệnh học cũng như sự phối hợp chặt chẽ với các bác sĩ ngoại khoa, bác sĩ tim mạch. Các bệnh nhân mắc bệnh lý tim bẩm sinh phức tạp này là một trong các nguyên nhân làm tăng tỉ lệ mắc bệnh và tử vong chu phẫu, đặc biệt là trong tình trạng bệnh nhân mổ cấp cứu. Trước mổ bệnh nhân cần được theo dõi sát, tối ưu hoá điều trị trong mức độ cho phép, được đánh giá bởi bác sĩ nội tim mạch, bác sĩ gây mê hồi sức và phẫu thuật viên. Trong quá trình gây mê và phẫu thuật, bệnh nhân cần được theo dõi liên tục và tránh các yếu tố làm tăng nặng tình trạng lâm sàng bệnh nhân như tăng áp lực động mạch phổi, giảm oxy máu, hạ thân nhiệt, toan chuyển hoá, hạn chế truyền dịch. Sau mổ bệnh nhân được giảm đau đầy đủ, tránh tồn dư các thuốc mê, opioid và cần được hoá giải giãn cơ. Chúng tôi báo cáo một trường hợp nữ 16 tuổi, tiền sử phát hiện bệnh lý tim bẩm sinh phức tạp với tổn thương là chuyển gốc đại động mạch có sữa chữa bẩm sinh từ 3 tháng tuổi, có hẹp van động mạch phổi đã được nong van động mạch phổi một lần, theo dõi và điều trị thường xuyên, vào viện vì đau bụng, chẩn đoán viêm ruột thừa cấp, được gây mê nội khí quản mổ nội soi cắt ruột thừa, bệnh nhân sau mổ tình trạng ổn định và đã xuất viện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Woodham V, Manolis M, Hepburn L, et al. Anesthesia for Transposition of the Great Arteries. Anesth Congenit Heart Dis. Published online 2023:710-740.
2. Tandon A, Bose R, Yoon AD, et al. Isolated congenitally corrected transposition of the great arteries with dextroversion discovered incidentally in a patient with cocaine-induced acute myocardial infarction. In: Vol 29. Taylor & Francis; 2016:171-173. doi:10.1080/08998280.2016.11929404
3. Vo CH, Bushman GA. Transposition of the Great Arteries. In: Dabbagh A, Hernandez Conte A, Lubin LN, eds. Congenital Heart Disease in Pediatric and Adult Patients: Anesthetic and Perioperative Management. Springer International Publishing; 2023:469-497. doi:10.1007/978-3-031-10442-8_23
4. Nguyễn Lân Hiếu, Lê Hồng Quang, Phạm Văn Xướng, và cs. Chuyển gốc đại động mạch có sửa chữa bẩm sinh. In: Lâm Sàng Tim Bẩm Sinh. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội; 2021:469-476.
5. Dimas AP, Moodie DS, Sterba R, et al. Long-term function of the morphologic right ventricle in adult patients with corrected transposition of the great arteries. Am Heart J. 1989;118(3):526-530. doi:10.1016/0002-8703(89)90268-8
6. Catherine G Williamson, Shayan Ebrahimian, Nameer Ascandar, et al. Major elective non-cardiac operations in adults with congenital heart disease. Heart. 2023;109(3):202. doi:10.1136/heartjnl- 2022-321512
7. Oechslin EN, Harrison DA, Connelly MS, et al. Mode of death in adults with congenital heart disease. Am J Cardiol. 2000;86(10):1111-1116. doi:10.1016/s0002-9149(00)01169-3
8. Arendt KW, Connolly HM, Warnes CA, et al. Anesthetic Management of Parturients with Congenitally Corrected Transposition of the Great Arteries: Three Cases and a Review of the Literature. Anesth Analg. 2008;107(6). doi:10.1213/ane.0b013e318187bda2
9. Charuta P, Heena D, Neha G, et al. Anaesthetic management of a case of congenitally corrected transposition of great arteries for non cardiac surgery: A case report. Indian J Clin Anaesth. 2021;2021:13948. doi:10.18231/j.ijca.2021.063
10. Nguyễn Duy Khánh, Nguyễn Quốc Kính, Lưu Quang Thùy. Đánh giá mối tương quan giữa PaCO2 và EtCO2 trong phẫu thuật lồng ngực có thông khí một phổi. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2019;121(5):31-38. doi:10.52852/tcncyh.v121i5.1582
11. Ngô Thị Huê, Nguyễn Hữu Tú. Hiệu quả giãn cơ sâu trong phẫu thuật nội soi ổ bụng. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2018;115(6):134-142. doi:10.52852/tcncyh.v115i6.1592