13. So sánh chỉ số P0.1 với một số chỉ số khác trong tiên lượng thành công cai thở máy
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm đánh giá giá trị của chỉ số P0.1 trong việc so sánh với một số chỉ số tiên lượng khác trong quá trình cai thở máy ở bệnh nhân viêm phổi, cần sự hỗ trợ với thông khí qua nội khí quản. Các thông số được thu thập độc lập với bác sĩ lâm sàng, sau đó được xử trí nhằm xác định điểm cắt, độ nhạy, độ đặc hiệu và diện tích dưới đường cong. Với giá trị điểm cắt của P0.1 là -5,5 cmH2O, độ nhạy và độ đặc hiệu tương ứng là 95,8% và 66,7%, giá trị diện tích dưới đường cong là 0,712 (95%CI: 0,41 - 1). Chỉ số P0.1 có giá trị tiên lượng trung bình trong cai thở máy ở các bệnh nhân viêm phổi cần đặt ống nội khí quản. Các chỉ số tiên lượng khác có độ nhạy cao, cụ thể độ nhạy của giá trị thông khí phút, chỉ số thở nhanh nông, và giá trị P/F lần lượt là 100%, 100%, và 98%, nhưng độ đặc hiệu lại rất thấp, tương ứng là 20,8%, 2,1% và 0%. Chỉ số P0.1 có giá trị trong tiên lượng thành công cai thở máy ở bệnh nhân viêm phổi được thông khí nhân tạo qua nội khí quản.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
P0.1, chỉ số thở nhanh nông, cai thở máy, chỉ số tiên lượng cai thở máy
Tài liệu tham khảo
2. Martin J Tobin. Advances in Mechanical Ventilation. NEJM. 2001;344:1986-1996. doi: 10.1056/NEJM200106283442606.
3. J-M Boles, J Bion, A Connors, et al. Weaning from mechanical ventilation. European Respiratory Journal. 2007;29:1033-1056. doi: 10.1183/09031936.00010206
4. Brochard L, Thille AW. What is the proper approach to liberating the weak from mechanical ventilation? Crit Care Med. 2009;37(10):S410. doi:10.1097/CCM.0b013e3181b6e28b
5. MacIntyre NR, Cook DJ, Ely EW, et al. Evidence-based guidelines for weaning and discontinuing ventilatory support: A collective task force facilitated by the American College of Chest Physicians; the American Association for Respiratory Care; and the American College of Critical Care Medicine. Chest. 2001;120(6 Suppl):375S-95S. doi:10.1378/chest.120.6_su ppl.375s
6. Nemer SN, Barbas CSV, Caldeira JB, et al. Evaluation of maximal inspiratory pressure, tracheal airway occlusion pressure, and its ratio in the weaning outcome. J Crit Care. 2009;24(3):441-446. doi:10.1016/j.jcrc.2009.0 1.007
7. Thille AW, Richard JCM, Brochard L. The decision to extubate in the intensive care unit. Am J Respir Crit Care Med. 2013;187(12):1294-1302. doi:10.1164/rccm.201208-1523CI
8. Bronagh Blackwood, Fiona Alderdice, Karen Burns, et al. Use of weaning protocols for reducing duration of mechanical ventilation in critically ill adult patients: Cochrane systematic review and meta-analysis. BMJ. 2011;342. doi: https://doi.org/10.1136/bmj.c7237
9. Trần Việt Đức, Vũ Hoàng Phương, Nguyễn Thụ. Đánh giá giá trị tiên lượng cai thở máy thành công của chỉ số thở nhanh nông ở bệnh nhân hồi sức ngoại khoa. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2019;123(7):121-127.
10. Sassoon CS, Mahutte CK. Airway occlusion pressure and breathing pattern as predictors of weaning outcome. Am Rev Respir Dis. 1993;148(4 Pt 1):860-866. doi:10.1164/ajrccm/148.4_Pt_1.860
11. Montgomery AB, Holle RH, Neagley SR, et al. Prediction of successful ventilator weaning using airway occlusion pressure and hypercapnic challenge. Chest. 1987;91(4):496-499. doi:10.1378/chest.91.4.496
12. Conti G, Montini L, Pennisi MA, et al. A prospective, blinded evaluation of indexes proposed to predict weaning from mechanical ventilation. Intensive Care Med. 2004;30(5):830-836. doi:10.1007/s00134-004-2230-8