26. Đánh giá kết quả đặt stent kim loại tự giãn rộng điều trị hẹp niệu quản tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Hẹp niệu quản là bệnh lý mạn tính có thể dẫn đến ảnh xấu đến chất lượng sống và được điều trị bằng nhiều phương pháp bao gồm đặt stent niệu quản. Nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả xa của đặt stent niệu quản Allium trong điều trị hẹp niệu quản. Nghiên cứu can thiệp lâm sàng trên tất cả bệnh nhân được đặt stent niệu quản Allium điều trị các loại hẹp niệu quản tại Khoa Ngoại Tiết niệu, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 2/2019 đến tháng 7/2023. Tiến hành phân tích đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, phẫu thuật và tỷ lệ hẹp khi theo dõi sau rút stent. Kết quả nghiên cứu trên 135 bệnh nhân gồm 82 nam (60,7%) và 53 nữ (39,3%) với tuổi trung bình: 47,9 ± 15,2 tuổi (19 - 85). 105 (77,8%) hẹp niệu quản thứ phát sau can thiệp sỏi; 14 (10,4%) sau tạo hình bể thận - niệu quản và 8 (5,9%) sau phẫu thuật tiểu khung. Thời gian mổ trung bình là 37,2 ± 14,3 phút (15 - 90) và chiều dài hẹp niệu quản trung bình: 2,17 ± 0,64cm (0,5 - 4). Không có biến chứng nặng trong và sau mổ. 87/135 trường hợp (64,4%) stent đã được rút với thời gian lưu trung bình: 24,38 ± 6,43 tháng (2 - 39). Tỷ lệ thành công đạt 83,9% (73/87 bệnh nhân) với thời gian theo dõi trung bình sau: 9,83 ± 5,67 tháng (1 - 47). Trong số 14 thất bại (16,1%) có 10 hẹp niệu quản tái phát (71,4%); 9/10 bệnh nhân có đoạn hẹp dài từ 2 - 4cm và 4 (28,6%) stent di chuyển sau phẫu thuật hẹp bể thận - niệu quản. Đặt stent kim loại Allium, là phương pháp khả thi, được lựa chọn điều trị hẹp niệu quản do ít xâm lấn với tỷ lệ thành công tương đương phẫu thuật tạo hình niệu quản. Phương pháp này cần được nghiên cứu phân tích chuyên sâu hơn nữa để xác định chính xác vai trò của stent Allium trong điều trị hẹp niệu quản.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hẹp niệu quản, stent Allium, stent niệu quản kim loại
Tài liệu tham khảo
2. Lu C, Zhang W, Peng Y, et al. Endoscopic Balloon Dilatation in the Treatment of Benign Ureteral Strictures: A Meta-Analysis and Systematic Review. J Endourol. 2019;33(4):255-262. doi:10.1089/ end.2018.0797
3. Moskovitz B, Halachmi S, Nativ O. A new self-expanding, large-caliber ureteral stent: results of a multicenter experience. J Endourol. 2012;26(11):1523-1527. doi:10.1089/ end.2012.0279
4. Avitan O, Bahouth Z, Shprits S, et al. Allium Ureteral Stent as a Treatment for Ureteral Stricture: Results and Concerns. Urol Int. 2022;106(5):482-486. doi:10.1159/000522174
5. Gao W, Xing T, Ou T. The Resonance and the Allium ureteral stents in the treatment of non-malignant refractory ureterostenosis. BMC Urol. 2021;21(1):53. doi:10.1186/s12894-021- 00815-6
6. Choi J, Chung KJ, Choo SH, et al. Long- term outcomes of two types of metal stent for chronic benign ureteral strictures. BMC Urol. 2019;19(1):34. doi:10.1186/s12894-019-0465- 5
7. Bahouth Z, Meyer G, Halachmi S, et al. Multicenter experience with allium ureteral stent for the treatment of ureteral stricture and fistula. Harefuah. 2015;154(12):753-756, 806.
8. Guandalino M, Droupy S, Ruffion A, et al. Stent Allium urétéral dans la prise en charge des sténoses urétérales. Étude rétrospective multicentrique. Prog En Urol. 2017;27(1):26-32.
doi:10.1016/j.purol.2016.11.005
9. Corrales M, Doizi S, Barghouthy Y, et al. A systematic review of long-duration stents for ureteral stricture: which one to choose? World J Urol. 2021;39(9):3197-3205. doi:10.1007/ s00345-020-03544-x
10. Weinberger S, Hubatsch M, Klatte T, et al. The Allium Ureteral Stent for the Treatment of Ureteral Complications Following Renal Transplantation-A Single-Center, Single- Surgeon Series. J Clin Med. 2023;12(9):3317. doi:10.3390/jcm12093317
11. Xiong M, Zhu X, Chen D, et al. Post ureteroscopic stone surgery ureteral strictures management: a retrospective study. Int Urol Nephrol. 2020;52(5):841-849. doi:10.1007/s11 255-020-02375-4
12. Kulkarni R. Metallic stents in the management of ureteric strictures. Indian J Urol IJU J Urol Soc India. 2014;30(1):65-72. doi:10.4103/0970-1591.124210