8. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân vô hạch toàn bộ đại tràng được phẫu thuật nội soi theo phương pháp Duhamel tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ 2013 - 2018
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Bệnh vô hạch toàn bộ đại tràng là một thể bệnh nặng, ít gặp trong vô hạch thần kinh đường tiêu hóa. Việc đáng giá đầy đủ các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng giúp cho việc điều trị được thuận lợi. Nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân vô hạch toàn bộ đại tràng được phẫu thuật nội soi theo phương pháp Duhamel tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ 2013 - 2018. Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả hồi cứu loạt ca bệnh với 33 bệnh nhân được phẫu thuật nội soi hỗ trợ điều trị vô hạch toàn bộ đại tràng bằng kĩ thuật Duhamel. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nam/nữ là: 1,7/1. Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán xác định dựa vào kết quả sinh thiết không có hạch thần kinh ở đại tràng và hồi tràng được phẫu thuật làm dẫn lưu hồi tràng. Tắc ruột sơ sinh hoặc viêm phúc mạc sơ sinh (81,8%). Biến chứng hay gặp là viêm trợt da quanh dẫn lưu hồi tràng (30,3%), sa dẫn lưu hồi tràng (15,2%) và tỷ lệ bệnh nhân suy dinh dưỡng trước phẫu thuật cao (33,3%). Nghiên cứu cho thấy các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân vô hạch toàn bộ đại tràng, phục vụ cho quá trình điều trị và phẫu thuật trong tương lai.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Lâm sàng, cận lâm sàng, vô hạch toàn bộ đại tràng
Tài liệu tham khảo
2. Ieiri S., Suita S., Nakatsuji T. et al. Total colonic aganglionosis with or without small bowel involvement: a 30-year retrospective nationwide survey in Japan. J Pediatr Surg, 2008; 43(12): 2226-2230.
3. Laughlin D. M., Friedmacher F., Puri P. Total colonic aganglionosis: a systematic review and meta-analysis of long-term clinical outcome. Pediatr Surg Int, 2012; 28(8): 773-779.
4. Bischoff A., Levitt M. A., Peña A. Total colonic aganglionosis: a surgical challenge. How to avoid complications?”, Pediatr Surg Int, 2011; 27(10): 1047-1052.
5. Trần Thanh Trí, Trần Quốc Việt, Vương Minh Chiều và cộng sự. Kết quả bước đầu phẫu thuật Duhamel trong điều trị bệnh Hirschsprung vô hạch toàn bộ đại tràng có nội soi hỗ trợ tại bệnh viện nhi đồng 2”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 2013; 17(3): 58-61.
6. Miyano G., Ochi T., Lane G. J., et al Factors affected by surgical technique when treating total colonic aganglionosis: laparoscopy-assisted versus open surgery. Pediatr Surg Int. 2013; 29(4): 349-352.
7. Tobias J. D., Holcomb G. W. Cardiorespiratory changes in children during laparoscopy”, J Pediatr Surg, 2016; 30(1): 33-36.
8. Zhang X.,, Cao G. Q., Tang S. T., et al. Laparoscopic-assisted Duhamel procedure with ex-anal rectal transection for total colonic aganglionosis”, J Pediatr Surg, 2018; 53(3): 531-536.
9. Escobar M. A., Grosfeld J. L., West K. W. et al. Long-term outcomes in total colonic aganglionosis: a 32-year experience. J Pediatr Surg. 2006; 40(6): 955-961.
10. Yan J., Chen Y., Ding C. et al. Clinical Outcomes After Staged and Primary Laparotomy Soave Procedure for Total Colonic Aganglionosis: a Single-Center Experience from 2007 to 2017”, J Gastrointest Surg, 2020; 24(7):1673-1681.
11. Johnson P. Intestinal Stoma Prolapse and Surgical Treatments of This Condition in Children: A Systematic Review and a Retrospective Study”, Surgical Science, 2016; 7(9): 400-426.
12. Stranzinger E., Di Pietro M. A., Teitelbaum D. H. et al. Imaging of total colonic Hirschsprung disease”, Pediatr Radiol, 2008; 38(11): 1162-70.
13. Ikawa H., Masuyama H., Hirabayashi T. et al. More than 10 years’ follow-up to total colonic aganglionosis--severe iron deficiency anemia and growth retardation”, J Pediatr Surg. 1997; 32(1): 25-7.