20. Khảo sát nồng độ TNF-α và mối tương quan với các chỉ số bạch cầu trên chuột điều trị kết hợp ức chế PD-1 và tế bào CAR-T
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục đích của nghiên cứu nhằm khảo sát mối tương quan giữa các chỉ số bạch cầu với nồng độ TNF-α của liệu pháp điều trị kết hợp kháng thể đơn dòng ức chế PD-1 với tế bào CAR-T trên thực nghiệm. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, tiến cứu, can thiệp có so sánh nhóm chứng. 60 chuột nhắt trắng chia 4 nhóm, mỗi nhóm 15 con gồm: nhóm chứng, nhóm điều trị tế bào CAR-T, nhóm điều trị kháng thể đơn dòng ức chế PD-1, nhóm điều trị kết hợp kháng thể đơn dòng ức chế PD-1 với tế bào CAR-T. Sau điều trị, theo dõi tình trạng toàn thân, xét nghiệm các chỉ số bạch cầu và nồng độ TNF-α. Kết quả cho thấy ồng độ TNF-α ở nhóm CAR-T không khác biệt so với nhóm cnhứng. Nồng độ TNF-α ở nhóm kháng thể đơn dòng ức chế PD-1 kết hợp với tế bào CAR-T tăng có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p < 0,001). Có mối tương quan thuận giữa nồng độ TNF-α và số lượng tuyệt đối bạch cầu mono ở nhóm điều trị kháng thể đơn dòng ức chế PD-1 kết hợp với tế bào CAR-T (r = 0,578 ; p < 0,05). Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy kết hợp điều trị ức chế PD-1 với tế bào CAR-T làm tăng nồng độ TNF-α trên chuột và có mối tương quan thuận giữa nồng độ TNF-α và số lượng bạch cầu mono.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
CAR-T, PD-1, chỉ số bạch cầu, TNF-α
Tài liệu tham khảo
2. Srivastava S, Riddell SR. Engineering CAR-T cells: Design concepts. Trends in immunology. Aug 2015; 36(8): 494-502. doi:10.1016/j.it.2015.06.004.
3. Yip A, Webster RM. The market for chimeric antigen receptor T cell therapies. Nature reviews Drug discovery. Mar 2018; 17(3): 161-162. doi:10.1038/nrd.2017.266.
4. Sengsayadeth S, Savani BN, Oluwole O, Dholaria B. Overview of approved CAR-T therapies, ongoing clinical trials, and its impact on clinical practice. EJHaem. Jan 2022; 3(Suppl 1): 6-10. doi:10.1002/jha2.338.
5. Song W, Zhang M. Use of CAR-T cell therapy, PD-1 blockade, and their combination for the treatment of hematological malignancies. Clinical immunology (Orlando, Fla). May 2020; 214: 108382. doi:10.1016/j.clim.2020.108382.
6. Nguyen HH, Bui KC, Nguyen TML, et al. The safety of CAR-T cells and PD-1 antibody combination on an experimental model. Biochemical and biophysical research communications. Mar 15 2023; 649: 25-31. doi:10.1016/j.bbrc.2023.01.096.
7. Santos EW, Oliveira DCd, Hastreiter A, et al. Hematological and biochemical reference values for C57BL/6, Swiss Webster and BALB/c mice. Brazilian Journal of Veterinary Research and Animal Science. 06/17 2016; 53(2): 138-145. doi:10.11606/issn.1678-4456.v53i2p138-145.
8. Brudno JN, Kochenderfer JN. Recent advances in CAR T-cell toxicity: Mechanisms, manifestations and management. Blood reviews. Mar 2019; 34: 45-55. doi:10.1016/j.blre.2018.11.002.
9. Chou CK, Turtle CJ. Assessment and management of cytokine release syndrome and neurotoxicity following CD19 CAR-T cell therapy. Expert opinion on biological therapy. Jun 2020; 20(6): 653-664. doi:10.1080/14712598.2020.1729735.
10. Kaur S, Bansal Y, Kumar R, Bansal G. A panoramic review of IL-6: Structure, pathophysiological roles and inhibitors. Bioorganic & medicinal chemistry. Mar 1 2020; 28(5): 115327. doi:10.1016/j.bmc.2020.115327.
11. El-Tahan RR, Ghoneim AM, El-Mashad N. TNF-α gene polymorphisms and expression. SpringerPlus. 2016/09/07 2016; 5(1): 1508. doi:10.1186/s40064-016-3197-y.
12. Yakoub-Agha I, Moreau AS, Ahmad I, et al. Management of cytokine release syndrome in adult and pediatric patients undergoing CAR-T cell therapy for hematological malignancies: Recommendation of the French Society of Bone Marrow and cellular Therapy (SFGM-TC). Bulletin du cancer. Jan 2019; 106(1s): S102-s109. Prise en charge pratique du syndrome de relargage des cytokines (CRS) post-CAR-T cells chez l’adulte et l’enfant: recommandation de la Société francophone de greffe de moelle et de thérapie cellulaire (SFGM-TC). doi:10.1016/j.bulcan.2018.12.001.