26. Khảo sát một số vấn đề hành vi và cảm xúc bằng bảng kiểm hành vi trẻ em (CBCL) của học sinh trung học phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Lạng Sơn năm 2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện nhằm khảo sát một số vấn đề hành vi - cảm xúc và xác định một số yếu tố liên quan ở học sinh trung học phổ thông dân tộc nội trú ở tỉnh Lạng Sơn năm 2023. Có 846 học sinh lớp 6 đến lớp 12 ở 4 trường trung học phổ thông dân tộc nội trú tham gia nghiên cứu. Sử dụng bảng kiểm hành vi trẻ em để đánh giá các vấn đề về hành vi và cảm xúc của trẻ (Child behavior checklist - CBCL). Kết quả cho thấy, vấn đề xã hội và vấn đề nhận thức có tỷ lệ mắc cao nhất chiếm 10,3% và 10,1%. Tỷ lệ học sinh có triệu chứng hướng nội, hướng ngoại và chung lần lượt là 17,6%; 18,1% và 17,6%. Sống chung với ≥ 10 người bạn, chất lượng tình bạn thấp và gặp các biến cố bất lợi thời thơ ấu làm tăng khả năng mắc triệu chứng rối loạn hành vi - cảm xúc. Can thiệp cải thiện sức khỏe tâm thần của học sinh ở các trường này là cần thiết, trong đó cân nhắc đến các yếu tố liên quan đến tình bạn và trải nghiệm biến cố bất lợi thời thơ ấu.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Rối loạn hành vi, cảm xúc, trung học phổ thông, dân tộc nội trú
Tài liệu tham khảo
2. J. Piao, Y. Huang, C. Han, et al. Alarming changes in the global burden of mental disorders in children and adolescents from 1990 to 2019: a systematic analysis for the Global Burden of Disease study. Eur Child Adolesc Psychiatry; 2022; 31(11), 1827-1845.
3. Johnson D, Dupuis G, Piche J, et al. Adult mental health outcomes of adolescent depression: A systematic review. Depress Anxiety; 2018; 35(8): 700-716.
4. Đặng Hoàng Minh, Bahr Weiss và Nguyễn Cao Minh (2013). Sức khoẻ tâm thần trẻ em Việt Nam: Thực trạng và các yếu tố nguy cơ, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội., Hà Nội, Việt Nam.
5. Trịnh Thị Mai (2013). Thực trạng các vấn đề Sức khỏe tâm thần của học sinh trung học phổ thông nội trú ở vùng dân tộc thiểu số phía Bắc. Trường Đại học giáo dục - Đại học Quốc gia Hà nội. Luận văn Thạc sĩ tâm lý học, chuyên ngành tâm lý lâm sàng trẻ em và vị thành niên.
6. Hoang Minh Dang, Ha Nguyen, Bahr Weiss. Incremental validity of the Child Behavior Checklist (CBCL) and the Strengths and Difficulties Questionnaire (SDQ) in Vietnam. Asian Journal of Psychiatry; 2017, 29 (2), 96-100.
7. Thomas M Achenbach, S.H. McConaughy, M.Y. Ivanova, et al. Manual for ASEBA school-age forms & profiles. University of Vermont, Research Center for Children, Youth & Families. 2001.
8. V. J. Felitti, R. F. Anda, D. Nordenberg, et al. Relationship of childhood abuse and household dysfunction to many of the leading causes of death in adults. The Adverse Childhood Experiences (ACE) Study. Am J Prev Med; 1998, 14(4), 245-58.
9. Vu Manh Loi, Nguyen Duc Vinh, Dao Thi Khanh Hoa, Holly E. Erskine, et al. Vietnam adolescent mental health survey (V-NAMHS). Report on main findings. Institute of Sociology, 2022.
10. Giana Bitencourt Frizzo, Juliana Rigon Pedrini, Daiane Silva de Souza, et al. Reliability of Child Behavior Checklist and Teacher’s Report Form in a Sample of Brazilian Children. Universitas Psychologica; 2015, 14, tr. 149-156.
11. Yonghua Cui, Fenghua Li, James Leckman, et al. The prevalence of behavioral and emotional problems among Chinese school children and adolescents aged 6–16: a national survey. European Child & Adolescent Psychiatry; 2021, 30(2): 233-241.
12. Indira Gupta, Manorama Verma, Tejinder Singh, et al. Prevalence of behavioral problems in school going children. The Indian Journal of Pediatrics; 2001, 68, tr. 323-326.
13. B. Weiss, M. Dang, L. Trung, et al. A Nationally-Representative Epidemiological and Risk Factor Assessment of Child Mental Health in Vietnam. Int Perspect Psychol; 2014, 3(3), tr. 139-153.
14. Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Đinh Thị Kim Thoa. Giáo dục Giá trị sống và Kỹ năng sống. Tạp chí Giáo dục; 2019, số đặc biệt 3 (5), 147-151.
15. R. K. Narr, J. P. Allen, J. S. Tan, et al. Close Friendship Strength and Broader Peer Group Desirability as Differential Predictors of Adult Mental Health. Child Dev; 2019, 90(1), tr. 298-313.
16. Cecilia Serena Pace, Stefania Muzi, Guyonne Rogier, et al. The Adverse Childhood Experiences – International Questionnaire (ACE-IQ) in community samples around the world: A systematic review (part I). Child Abuse & Neglect; 2022; 129 (7), 105640.