23. Một số yếu tố liên quan đến thiếu máu ở trẻ đẻ non dưới 32 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Thiếu máu ở trẻ sơ sinh được định nghĩa khi nồng độ hemoglobin hoặc hematocrit dưới 2 độ lệch chuẩn so với mức trung bình theo tuổi sau sinh của trẻ. Thiếu máu ở trẻ sơ sinh có thể là sinh lý hoặc bệnh lý. Thiếu máu ở trẻ đẻ non thường là thiếu máu bệnh lý. Thiếu máu ở trẻ đẻ non có nhiều yếu tố liên quan. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 130 trẻ sơ sinh non tháng có tuổi thai dưới 32 tuần tại Trung tâm Chăm sóc và Điều trị sơ sinh, Bệnh viện Phụ Sản Trung ương trong thời gian từ tháng 09/2023 đến tháng 03/2024. Tuổi thai trung bình của nhóm nghiên cứu là 30,04 ± 1,79 tuần. Cân nặng khi sinh trung bình là 1317,3 ± 336,6 gram. Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ đẻ non dưới 32 tuần là 47,7%. Tỷ lệ thiếu máu cao nhất ở trẻ có tuổi thai 27 tuần, với tỷ lệ 100%. Trẻ có tuổi thai từ 27 tuần trở lên tỷ lệ thiếu máu tỷ lệ nghịch so với tuổi thai. Số lần lấy máu trong quá trình điều trị trên 3 lần và trẻ bị mắc bệnh phổi mạn là yếu tố nguy cơ của thiếu máu ở trẻ đẻ non.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
thiếu máu ở trẻ đẻ non, Tỷ lệ, yếu tố liên quan
Tài liệu tham khảo
2. Salsbury DC. Anemia of prematurity. Neonatal Netw. 2001;20(5):13-20. doi:10.1891/0730-0832.20.5.13
3. Kalezi ZE, Kisenge R, Naburi H, et al. Prevalence of anaemia and associated factors among preterm infants at six weeks chronological age at Muhimbili National Hospital, Dar es Salaam, Tanzania: a cross-sectional study. The Pan African Medical Journal. 2023;44(193). doi:10.11604/pamj.2023.44.193.31190
4. Lakew W, Worku B. Follow-Up Profile and Outcome of Preterms Managed with Kangaroo Mother Care. Open Journal of Pediatrics. 2014;2014. doi:10.4236/ojped.2014.42020
5. Ferri C, Procianoy RS, Silveira RC. Prevalence and risk factors for iron-deficiency anemia in very-low-birth-weight preterm infants at 1 year of corrected age. J Trop Pediatr. 2014;60(1):53-60. doi:10.1093/tropej/fmt077
6. Widness JA. Pathophysiology of Anemia During the Neonatal Period, Including Anemia of Prematurity. NeoReviews. 2008;9(11):e520-e525. doi:10.1542/neo.9-11-e520
7. Hofer N, Zacharias E, Müller W, et al. An Update on the Use of C-Reactive Protein in Early-Onset Neonatal Sepsis: Current Insights and New Tasks. Neonatology. 2012;102(1):25-36. doi:10.1159/000336629
8. Walsh MC, Kliegman RM. Necrotizing Enterocolitis: Treatment Based on Staging Criteria. Pediatric Clinics of North America. 1986;33(1):179. doi:10.1016/S0031-3955(16)34975-6
9. Hồ Thị Thúy Vi, Trần Kiêm Hảo. Đặc điểm thiếu máu của trẻ sơ sinh đẻ non giai đoạn sơ sinh sớm. Tạp chí Y Dược Phạm Ngọc Thạch. 2022;1(3):169-175.
10. Kitaoka H, Shitara Y, Kashima K, et al. Risk factors for anemia of prematurity among 30-35-week preterm infants. Fukushima Journal of Medical Science. 2023;69(2):115-123. doi:10.5387/fms.2022-21
11. Saito-Benz M, Flanagan P, Berry MJ. Management of anaemia in pre-term infants. Br J Haematol. 2020;188(3):354-366. doi:10.1111/bjh.16233
12. Strauss RG. Anaemia of Prematurity: Pathophysiology & Treatment. Blood Rev. 2010;24(6):221-225. doi:10.1016/j.blre.2010.08.001
13. Lin JC, Strauss RG, Kulhavy JC, et al. Phlebotomy overdraw in the neonatal intensive care nursery. Pediatrics. 2000;106(2):E19. doi:10.1542/peds.106.2.e19
14. Duan J, Kong X, Li Q, et al. Association between anemia and bronchopulmonary dysplasia in preterm infants. Sci Rep. 2016;6:22717. doi:10.1038/srep22717