Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình trạng kháng kháng sinh của trẻ em bị loét dạ dày tá tràng có nhiễm helicobacterpylori
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Điều trị loét dạ dày tá tràng có nhiễm H. pylori ở trẻ em ngày càng khó khăn do tình trạng kháng kháng sinh gia tăng. Mục tiêu của nghiên cứu là mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình trạng kháng kháng sinh của trẻ em bị loét dạ dày tá tràng có nhiễm H. pylori. Nghiên cứu tiến cứu mô tả loạt ca bệnh gồm 151 trẻ được chẩn đoán loét dạ dày tá tràng có nhiễm H. pylori vào khám và điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 06/2020 đến tháng 05/2021. Kết quả cho thấy tuổi trung bình mắc bệnh là 9,6 ± 2,5, tỷ lệ trẻ trai/gái là 4,6:1. Triệu chứng lâm sàng hay gặp là đau bụng (84,1%), thiếu máu (69,5%) và xuất huyết tiêu hóa (56,3%). Kết quả nội soi thấy loét tá tràng chiếm chủ yếu 93,4%. Tỷ lệ nhiễm H. pylori trên giải phẫu bệnh là 74,2%. 98,7% trẻ bị kháng với ít nhất 1 loại kháng sinh với tỷ lệ kháng với amoxicillin, clarithromycin, metronidazole, levofloxacin và tetracycline lần lượt là 88,7%; 96,7%; 30,5%; 9,9% và 0%. Đa kháng kháng sinh chiếm 90,7%, trong đó kháng đồng thời amoxicillin và clarithromycin chiếm 55,0%. Kết luận: Triệu chứng lâm sàng thường gặp của trẻ em bị loét dạ dày tá tràng có nhiễm H. pylori là đau bụng, thiếu máu và xuất huyết tiêu hóa, loét hành tá tràng là vị trí hay gặp nhất. Tỷ lệ kháng kháng sinh cao gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị loét dạ dày tá tràng có nhiễm H. pylori ở trẻ em.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Kháng kháng sinh, loét dạ dày tá tràng, trẻ em, Helicobacter pylori
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Gia Khánh, Nguyễn Văn Bàng. Nhiễm H. pylori ở trẻ em, đặc điểm lâm sàng, điều trị. Tạp chí Nhi khoa. 2009;3(3&4):21 - 28.
3. Võ Thị Thu Thủy. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, biến chứng và tỷ lệ nhiễm H. pylori của bệnh loét dạ dày tá tràng ở trẻ em. Tạp Chí Y Học Việt Nam. 2009;356(1,2):598 - 604.
4. Nguyễn Thị Việt Hà, Phan Thị Hiền, trần Văn Quang. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của viêm, loét dạ dày tá tràng do H. pylori ở trẻ em.Tạp chí Nhi khoa. 2010;3(3&4):204 - 210.
5. Nguyen TVH, bengtsson C, Nguyen GK, et al. Eradication of Helicobacter pylori in children in Vietnam in relation to antibiotic resistance. Helicobacter. 2012;17(4):319 - 325.
6. Tăng Lê Châu Ngọc, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Minh Ngọc. Đặc điểm đề kháng kháng sinh và đáp ứng điều trị trên trẻ em viêm dạ dày do H. pylori tại Bệnh viện Nhi Đồng 2. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 2019;23(4):110 - 119.
7. Nicola Jones SK, Karen G. Joint ESPGHAN/ NASPGHAN Guidelines for the Management of H. pylori in Children and Adolescents (Update 2016). JPGN. 2017;64:991 - 1003.
8. Sinéad MS, Deirdre MN. Antimicrobial susceptibility testing for Helicobacter pylori in times of increasing antibiotic resistance. World J Gastroenterol. 2016;20(29):9912 - 9921.
9. Thieu HV,Duc NM, Nghi BTD et al. Antimicrobial Resistance and the Successful Eradication of H. pylori - Induced Gastroduodenal Ulcers in Vietnamese Children. Med Arch. 2021;75(2):112 - 115.
10. Nguyễn Phúc Thịnh, Hoàng Lê Phúc, Nguyễn Việt Trường. Loét dạ dày tá tràng do H. pylori ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP. Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 2014;18(4):41 - 47.
11. Nguyễn Thị Út, Lê Thanh Hải và cộng sự. Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng viêm loét dạ dày tá tràng do H. pylori kháng kháng sinh ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2016;101(3):71 - 80.
12. Trần Ngọc Huy, Hà Văn Thiệu, Nguyễn Minh Ngọc. Đặc điểm biến chứng thường gặp ở loét dạ dày tá tràng ở trẻ em. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 2018;22(3):179 - 185.
13. Khien VV, thang DM, Hai TM et al. Management of Antibiotic - Resistant H. pylori Infection: Perspectives from Vietnam. Gut and Liver. 2019;13(5):483 - 497.
14. Camelia Q, Son TP, Kieu TT et al. Antimicrobial susceptibility and clarithromycin resistance patterns of H. pylori clinical isolates in Vietnam. F1000 Research. 2016;5:671 - 681.