48. Đặc điểm kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết thường gặp tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương năm 2022 - 2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả đặc điểm kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết thường gặp tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, từ 1/2022 đến 12/2023. Có 117 bệnh nhân được chẩn đoán là nhiễm khuẩn huyết và xác định được căn nguyên vi khuẩn trong thời gian nghiên cứu. Kết quả: tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu là 56,82 ± 15,92 , nam là 66,7%. Đường vào chủ yếu là đường hô hấp là 22,2%, da/mô mềm là 10,3%, tiêu hóa là 9,4%, tiết niệu là 8,5%. Nhiễm khuẩn huyết mắc phải trong cộng đồng là 61,6 %, vi khuẩn Gram dương chiếm 53,8%. Ba căn nguyên vi khuẩn thường gặp gây nhiễm khuẩn huyết là E. coli (26,5%); S. aureus (23,1%), K. pneumoniae (12%). Kết quả kháng sinh đồ cho thấy E. coli kháng các kháng sinh trong nhóm Cephalosporin từ 20 % - 50%, kháng các kháng sinh trong nhóm Quinolon từ 25% - 46,9%, kháng amikacin 7,2%, nhạy 100% với các kháng sinh nhóm carbapenem. K. pneumoniae kháng Ampicillin là 100%, kháng các kháng sinh nhóm carbapenem từ 6,7 % - 13,3%, kháng các kháng sinh trong nhóm cephalosporin từ 14,3% - 27,3Trường Đại học Y Hà Nội%, kháng ciprofloxacin 40%, kháng amikacin 7,2%. S. aureus: MRSA là 82,6%, VRA là 3%, kháng 100% với Penicillin, kháng clindamycin 87,1%.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Vi khuẩn, nhiễm khuẩn huyết, kháng kháng sinh
Tài liệu tham khảo
2. Deen J, Von Seidlein L, Andersen F, et al. Community-acquired bacterial bloodstream infections in developing countries in south and southeast Asia: a systematic review. The Lancet infectious diseases. 2012;12(6):480-487.
3. Bartoletti M, Giannella M, Caraceni P, et al. Epidemiology and outcomes of bloodstream infection in patients with cirrhosis. Journal of hepatology. 2014;61(1):51-58.
4. Islas-Muñoz B, Volkow-Fernández P, Ibanes-Gutiérrez C, et al. Bloodstream infections in cancer patients. Risk factors associated with mortality. International Journal of Infectious Diseases. 2018;71:59-64.
5. Bassetti M, Righi E, Carnelutti A. Bloodstream infections in the intensive care unit. Virulence. 2016;7(3):267-279.
6. Mun SJ, Kim S-H, Kim H-T, et al. The epidemiology of bloodstream infection contributing to mortality: the difference between community-acquired, healthcare-associated, and hospital-acquired infections. BMC Infectious Diseases. 2022;22(1):336.
7. Santoro A, Franceschini E, Meschiari M, et al. Epidemiology and risk factors associated with mortality in consecutive patients with bacterial bloodstream infection: impact of MDR and XDR bacteria. Open forum infectious diseases. 2020;30:7(11):ofaa461.
8. Hà Phúc Hòa, Nguyễn Văn Kính. Tình trạng kháng kháng sinh của một số căn nguyên vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết tại trung tâm bệnh nhiệt đới Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An. Tạp chí Truyền nhiễm Việt Nam. 2022;3(39):86-92.
9. Hoàng Thị Thư, Nguyễn Thị Mai Huyền, Trần Thị Thùy Trang. Căn nguyên nhiễm khuẩn huyết và mức độ kháng kháng sinh tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2020-2021. Tạp chí Truyền nhiễm Việt Nam. 2023;1(41):59-66.
10. Lê Huy Thạch, Lê Văn Thanh, Đỗ Thùy Dung, và cs. Đặc điểm đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây bệnh thường gặp tại bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận năm 2020/Lê Huy Thạch. 2021.
11. Trương Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Mai Hương, Hoàng Mỹ Hạnh. Đánh giá tỷ lệ và mức độ kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia (01/2016-12/2021). Tạp chí Y học Thảm hoạ và Bỏng. 2023;(1):38-53.
12. Lưu Thị Thanh Duyên, Bùi Văn Mạnh, Phạm Thái Dũng. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn Gram âm tại Bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp giai đoạn 2018-2020. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023;528(2).
13. Phát Đạt Bùi, Lê Văn Chương, Ngô Quốc Đạt, và cs. Khảo sát tỷ lệ Staphylococcus aureus đề kháng Methicillin (mrsa) và hiệu quả phối hợp kháng sinh Vancomycin với Cefepime/gentamicin trên các chủng MRSA phân lập tại Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021;508(2).
14. European Centre for Disease Prevention and Control (ECDC). Surveillance atlas of infectious diseases. Stockholm; ECDC. Accessed 27 Apr 2020. Available from: https://atlas.ecdc.europa.eu/public/index.aspx. 2020.