Đặc điểm lâm sàng và tỷ lệ trào ngược họng thanh quản ở người bệnh viêm mũi xoang mạn
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu thực hiện nhằm mô tả tỷ lệ trào ngược họng thanh quản ở bệnh nhân viêm mũi xoang mạn và đối chiếu các đặc điểm lâm sàng giữa 2 nhóm có LPR và không có LPR. Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang loạt ca bệnh, 391 bệnh nhân viêm mũi xoang mạn khám bệnh tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, thời gian từ tháng 9/2023 - tháng 4/2024. Tỷ lệ bệnh nhân có trào ngược họng thanh quản (RSI > 13 và RFS > 7) là 254/391 bệnh nhân, chiếm 65%. Tuổi trung bình nhóm viêm mũi xoang mạn có LPR là 47,37, cao hơn nhóm Không LPR là 40,89, có sự tăng dần tỷ lệ trào ngược họng thanh quản qua các nhóm tuổi, cao nhất ở nhóm > 60 tuổi với 75,4%. Tỷ lệ trào ngược họng thanh quản ở nữ giới là 159/224 (71,0%), cao hơn tỷ lệ ở nam giới là 95/167 bệnh nhân (56,9%). Bệnh nhân viêm mũi xoang mạn Polyp mũi chiếm 16,1% (63/391 bệnh nhân). Tỷ lệ LPR ở nhóm Polyp mũi là 36/63 (57,1%), ở nhóm bệnh nhân không Polyp mũi là 218/328 (66,5%), khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm mũi xoang mạn, trào ngược họng thanh quản
Tài liệu tham khảo
2. Piccirillo JF, Thawle SE,Haiduk A, Kramper M, et al. “Indications for sinus surgery: How appropriate are the guidelines?”. Laryngoscope. 1998; 108, p.332-337.
3. Koufman JA. The otolaryngologic manifestations of gastroesophageal reflux disease (GERD): a clinical investigation of 225 patients using ambulatory 24-hour pH monitoring and an experimental investigation of the role of acid and pepsin in the development of laryngeal injury. Laryngoscope. 1991; 101(4 Pt 2 Suppl 53), 1-78.
4. DiBaise JK, Olusola BF, Huerter JV, Quigley EM. Role of GERD in chronic resistant sinusitis: a prospective, open label, pilot trial. Am J Gastroenterol. 2002; 97(4): 843-850.
5. Lechien JR, Saussez S, Hopkins C. Association between laryngopharyngeal reflux, gastroesophageal reflux and recalcitrant chronic rhinosinusitis: A systematic review. Clin Otolaryngol J ENT-UK J Neth Soc Oto-Rhino-Laryngol Cervico-Facial Surg. March 2023: doi:10.1111/coa.14047.
6. Chambers DW, Davis WE, Cook PR, Nishioka GJ, Rudman DT. Long-term outcome analysis of functional endoscopic sinus surgery: correlation of symptoms with endoscopic examination findings and potential prognostic variables. Laryngoscope. 1997; 107: 504-510.
7. Belafsky PC, Postma GN, and Koufman JA. Validity and reliability of the reflux symptom index (RSI). J Voice. 2002; 16(2): 274-277.
8. Belafsky PC, Postma GN, and Koufman JA. The validity and reliability of the reflux finding score (RFS). Laryngoscope. 2001; 111 (8): 1313-1317.
9. Nam-Kyung Yeo, Seung Jin Park, Tae Hoon An. Laryngopharyngeal reflux in chronic rhinosinusitis patients and the role of endoscopic sinus surgery. Auris Nasus Larynx. Volume 49, Issue 4, August 2022, Pages 663-669. doi: 10.1016/j.anl.2021.11.011. Epub 2021 Dec 10.
10. Ayşegül Verim, Lütfü Şeneldir, Barış Naiboğlu. Effect of laryngopharyngeal reflux on the improvement of chronic rhinosinusitis without polyposis after primary endoscopic sinus surgery. Kulak Burun Bogaz Ihtis. Derg 2016; 26(2): 65-72. doi: 10.5606/kbbihtisas.2016.78972.
11. Jér̂ome René Lechien, Sven Saussez, Claire Hopkins. Association between laryngopharyngeal reflux, gastroesophageal reflux and recalcitrant chronic rhinosinusitis: A systematic review. Clinical Oto- laryngology, 2023, 48 (4), pp.501-514. 10.1111/coa.14047. hal-04191700.
12. Mariel R. Benjamin, MD1, Whitney W. Stevens, MD, PhD1, Newton Li, MD1, Sumit Bose, MD1, Leslie C. Grammer. Clinical Characteristics of Patients with Chronic Rhinosinusitis without Nasal Polyps in an Academic Setting. J Allergy Clin Immunol Pract. 2019 March; 7(3): 1010–1016.
13. Nguyễn Thị Huyền, Quản Thành Nam, Lê Thị Tuyết Ngân, Đỗ Lan Hương, Nghiêm Đức Thuận. Mô tả triệu chứng lâm sàng, hình ảnh cắt lớp vi tính và mô bệnh học của viêm mũi xoang mạn tính. Tạp Chí Y Dược Học Quân Sự. 2022; Số 9: 95-107.