36. Kết quả phẫu thuật triệt căn điều trị ung thư biểu mô dạ dày ở người cao tuổi: Hồi cứu 90 ca bệnh

Dương Trọng Hiền, Trần Kiên, Trịnh Hồng Sơn, Trần Quế Sơn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Ung thư biểu mô dạ dày là căn bệnh phổ biến, trong đó trên 80% trường hợp được phát hiện sau 65 tuổi. Nghiên cứu hồi cứu những bệnh nhân cao tuổi được cắt dạ dày triệt căn tại Bệnh viện Việt Đức từ 1/2019 đến 12/2021. Mục tiêu là mô tả đặc điểm lâm sàng và kết quả phẫu thuật của nhóm người bệnh trên. Chín mươi bệnh nhân đã được lựa chọn. Tuổi trung bình là 68,3 tuổi (60 - 93). Nam/nữ = 2,7. Tỷ lệ triệu chứng đau thượng vị, sụt cân, nôn và xuất huyết tiêu hóa lần lượt là 85,5%, 40%, 20% và 11%. Vị trí khối u ở 1/3 dưới, 1/3 giữa và 1/3 trên là 68,9%, 26,7% và 4,4%. Theo TNM, giai đoạn I, II, III là 42,1%, 17,8% và 40,1%. Bệnh phối hợp hay gặp là bệnh tim mạch (40% tăng huyết áp, 37,8% van tim), đái tháo đường (37,8%) và hô hấp (41,1%). Cắt bán phần cực dưới và toàn bộ dạ dày là 93,4% và 6,6% kết hợp nạo hạch D2 và D2+ là 73,3% và 26,7%. Biến chứng chung và tử vong là 11,1% và 0%. Thời gian nằm viện 9,6 ngày (6 - 20) và sống thêm trung bình 30,7 tháng (12 - 43). Xác suất sống sau 1-, 2-, 3-năm lần lượt là 86,7%, 71,1%, và 63,3%. Kết luận: cắt dạ dày triệt căn do ung thư biểu mô là khả thi và hiệu quả cho người bệnh cao tuổi. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng chung, giai đoạn bệnh và bệnh lý đi kèm mà lựa chọn phẫu phẫu thuật triệt căn hay không.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bray F, Laversanne M, Sung H, et al. Global cancer statistics 2022: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA Cancer J Clin. 2024;74(3):229-263.
2. Ferlay J, Ervik M, Lam F, Colombet M, Mery L, Piñeros M ea. Global cancer observatory: cancer today. International Agency for Research on Cancer. 2020; 2022(25): https://gco.iarc.who.int/media/globocan/factsheets/populations/704-viet-nam-fact-sheet.pdf.
3. Iwu CD, Iwu-Jaja CJ. Gastric Cancer Epidemiology: Current Trend and Future Direction. 2023; 3(3): 256-268.
4. Díaz Del Arco C, Ortega Medina L, Estrada Muñoz L, Molina Roldán E, García Gómez de Las Heras S, Fernández Aceñero MJ. Impact of Age at Diagnosis on Clinicopathological Features, Prognosis, and Management of Gastric Cancer: A Retrospective Single-Center Experience from Spain. Cancers. 2023; 15(17).
5. Yazici H, Esmer AC, Eren Kayaci A, Yegen SC. Gastrıc cancer surgery in elderly patients: promising results from a mid-western population. BMC Geriatrics. 2023; 23(1): 529.
6. Suematsu H, Kunisaki C, Miyamato H, et al. Laparoscopic Total Gastrectomy for Gastric Cancer in Elderly Patients. In Vivo. 2020; 34(5): 2933-2939.
7. Wakahara T, Ueno N, Maeda T, et al. Impact of Gastric Cancer Surgery in Elderly Patients. Oncology. 2018; 94(2): 79-84.
8. Schendel J, Jost E, Mah M, et al. Gastric cancer management in elderly patients: a population-based study of treatment patterns and outcomes in gastric cancer patients >/= 75 years from Alberta, Canada. Am J Surg. 2021; 221(4): 839-843.
9. Choi Y, Kim N, Kim KW, et al. Gastric Cancer in Older Patients: A Retrospective Study and Literature Review. Ann Geriatr Med Res. 2022; 26(1): 33-41.
10. Mikami K, Hirano K, Futami K, Maekawa T. Gastrectomy with limited surgery for elderly patients with gastric cancer. Asian J Surg. 2018; 41(1): 65-72.
11. Bộ Y tế. Về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư dạ dày”. 2020.
12. Vo Duy Long, Dang Quang Thong, Tran Quang Dat, et al. Risk factors of postoperative complications and their effect on survival after laparoscopic gastrectomy for gastric cancer. Ann Gastroenterol Surg. 2024; 8(4): 580-594.
13. Tran Hieu Hoc, Nguyen Duy Hieu, Pham Van Phu, Tran Thu Huong, Tran Que Son. Nutritional status of patients undergoing upper gastrointestinal cancer surgery: A cross-sectional study at a single centre. Tap chí Nghiên cứu Y Học. 2021; 148(12E9): 158 - 164.
14. Sasako M, Sakuramoto S, Katai H, et al. Five-year outcomes of a randomized phase III trial comparing adjuvant chemotherapy with S-1 versus surgery alone in stage II or III gastric cancer. J Clin Oncol. 2011; 29(33): 4387-4393.
15. Thế Dương Phạm, Văn Vụ Kim, Tiến Trung Nguyễn, Trung Thông Phạm. Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật cắt gần toàn bộ dạ dày vét hạch trong điều trị ung thư dạ dày ở người cao tuổi. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023; 507 (130 - 133).
16. Zhou CJ, Chen FF, Zhuang CL, et al. Feasibility of radical gastrectomy for elderly patients with gastric cancer. Eur J Surg Oncol. 2016; 42(2): 303-311.
17. Wong JU, Tai FC, Huang CC. An examination of surgical and survival outcomes in the elderly (65-79 years of age) and the very elderly (>/=80 years of age) who received surgery for gastric cancer. Curr Med Res Opin. 2020; 36(2): 229-233.
18. Fujiwara Y, Fukuda S, Tsujie M, et al. Effects of age on survival and morbidity in gastric cancer patients undergoing gastrectomy. World J Gastrointest Oncol. 2017; 9(6): 257-262.
19. Lim JH, Lee DH, Shin CM, et al. Clinicopathological features and surgical safety of gastric cancer in elderly patients. J Korean Med Sci. 2014;29(12):1639-1645.
20. Jung HS, Park YK, Ryu SY, Jeong O. Laparoscopic Total Gastrectomy in Elderly Patients (>/=70 Years) with Gastric Carcinoma: A Retrospective Study. J Gastric Cancer. 2015; 15(3): 176-182.
21. Ueno D, Matsumoto H, Kubota H, et al. Prognostic factors for gastrectomy in elderly patients with gastric cancer. World J Surg Oncol. 2017; 15(1): 59.
22. Endo S, Yamatsuji T, Fujiwara Y, et al. Prognostic factors for elderly gastric cancer patients who underwent gastrectomy. World J Surg Oncol. 2022; 20(1): 10.