Giá trị của chỉ số PSPW trên đo pH trở kháng 24 giờ trong chẩn đoán bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản tại Việt Nam
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu đánh giá giá trị chẩn đoán GERD của chỉ số PSPW trên đo pH trở kháng 24 giờ của người Việt Nam có triệu chứng nghi ngờ trào ngược. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên bệnh nhân có triệu chứng trào ngược và có chỉ định đo pH trở kháng 24 giờ tại Phòng khám Đa khoa Hoàng Long - Viện nghiên cứu Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật từ 03/2020 đến 02/2023. 112 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, tuổi trung bình 45,2 ± 11,9. Có 34 bệnh nhân được chẩn đoán xác định GERD, trong đó 24 bệnh nhân có tổn thương viêm thực quản trào ngược (ERD) và 10 bệnh nhân không có tổn thương (NERD). Có sự khác biệt giữa các chỉ số đo pH trở kháng 24 giờ giữa nhóm GERD và không GERD (p < 0,001). Có sự tương quan giữa chỉ số PSPW với các chỉ số Demeester, MNBI, AET (p < 0,001) và số cơn trào ngược axit (p = 0,02). Diện tích dưới đường cong AUC của chỉ số PSPW trong chẩn đoán GERD là 0,72, với độ nhạy là 50%, độ đặc hiệu là 83,3%, ngưỡng cut off tối ưu là 22%.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD), PSPW, đo pH trở kháng 24 giờ
Tài liệu tham khảo
2. Zhang M, Yaman B, Roman S, et al. Post-reflux swallow-induced peristaltic wave (PSPW): physiology, triggering factors and role in reflux clearance in healthy subjects. J Gastroenterol. Dec 2020;55(12):1109-1118. doi:10.1007/s00535-020-01732-5
3. Frazzoni M, de Bortoli N, Frazzoni L, et al. Impedance-pH Monitoring for Diagnosis of Reflux Disease: New Perspectives. Dig Dis Sci. Aug 2017;62(8):1881-1889. doi:10.1007/s10620-017-4625-8
4. Sifrim D, Roman S, Savarino E, et al. Normal values and regional differences in oesophageal impedance-pH metrics: a consensus analysis of impedance-pH studies from around the world. Gut. Oct 9 2020;doi:10.1136/gutjnl-2020-322627
5. Lundell LR, Dent J, Bennett JR, et al. Endoscopic assessment of oesophagitis: clinical and functional correlates and further validation of the Los Angeles classification. Gut. Aug 1999;45(2):172-80. doi:10.1136/gut. 45.2.172
6. Kahrilas PJ, Bredenoord AJ, Fox M, et al. The Chicago Classification of esophageal motility disorders, v3.0. Neurogastroenterol Motil. Feb 2015;27(2):160-74. doi:10.1111/nmo. 12477
7. Goh KL, Lee YY, Leelakusolvong S, et al. Consensus statements and recommendations on the management of mild-to-moderate gastroesophageal reflux disease in the Southeast Asian region. JGH Open. Aug 2021;5(8):855-863. doi:10.1002/jgh3.12602
8. Labenz J, Menzel M, Hirsch O, et al. Symptoms, the GerdQ score and patients’ characteristics do not predict gastroesophageal reflux disease in patients with proton-pump-inhibitor-refractory reflux symptoms-results from a large prospective database. PeerJ. 2023;11:e14802. doi:10.7717/peerj.14802
9. Lin S, Li H, Fang X. Esophageal Motor Dysfunctions in Gastroesophageal Reflux Disease and Therapeutic Perspectives. J Neurogastroenterol Motil. Oct 30 2019;25(4):499-507. doi:10.5056/jnm19081
10. Frieri G, Antonini F, Tanga M, et al. Early acid perception in NERD. Dis Esophagus. Feb 2011;24(2):127-30. doi:10.1111/j.1442-2050.2010.01105.x
11. Sun X, Ke M, Wang Z, et al. Characteristics of esophageal motility in patients with non-erosive reflux disease and reflux esophagitis. Zhonghua Yi Xue Za Zhi. Jun 10 2014;94(22):1718-21.
12. Sun YM, Gao Y, Gao F. Role of Esophageal Mean Nocturnal Baseline Impedance and Post-reflux Swallow-induced Peristaltic Wave Index in Discriminating Chinese Patients With Heartburn. J Neurogastroenterol Motil. Oct 30 2019;25(4):515-520. doi:10.5056/jnm19056
13. Gyawali CP, Kahrilas PJ, Savarino E, et al. Modern diagnosis of GERD: the Lyon Consensus. Gut. Jul 2018;67(7):1351-1362. doi:10.1136/gutjnl-2017-314722
14. Gyawali CP, Yadlapati R, Fass R, et al. Updates to the modern diagnosis of GERD: Lyon consensus 2.0. Gut. Jan 5 2024;73(2):361-371. doi:10.1136/gutjnl-2023-330616
15. Frazzoni M, de Bortoli N, Frazzoni L, et al. The added diagnostic value of postreflux swallow-induced peristaltic wave index and nocturnal baseline impedance in refractory reflux disease studied with on-therapy impedance-pH monitoring. Neurogastroenterol Motil. Mar 2017;29(3)doi:10.1111/nmo.12947