Nghiên cứu độc tính bán trường diễn của viên nang cứng Tiêu thực Kim Linh trên thực nghiệm
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Hội chứng rối loạn lipid máu là một trong các yếu tố nguy cơ quan trọng đối với sự hình thành và phát triển xơ vữa động mạch. Viên nang cứng Tiêu thực Kim Linh được xây dựng theo cơ sở lý luận của y học cổ truyền trong điều trị rối loạn lipid máu gồm 7 vị dược liệu. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá độc tính bán trường diễn của Tiêu thực Kim Linh trên chuột cống trắng chủng Wistar. Chuột được chia làm 3 lô: chứng sinh học, 2 lô uống Tiêu thực Kim Linh với mức liều 0,42 g/kg/ngày và 1,26 g/kg/ngày trong 4 tuần liên tục. Chuột được lấy máu ở các thời điểm trước, sau 2 tuần và 4 tuần để đánh giá các chỉ số nghiên cứu. Giải phẫu bệnh gan thận được đánh giá khi kết thúc nghiên cứu. Kết quả cho thấy không có sự thay đổi về tình trạng chung, sự tăng trưởng, chức năng tạo máu, chức năng và cấu trúc gan, thận trên chuột cống trong thời gian nghiên cứu và không có sự khác biệt giữa nhóm chứng và nhóm thuốc thử.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tiêu thực Kim Linh, rối loạn lipid máu, bán trường diễn, chuột cống chủng Wistar
Tài liệu tham khảo
2. Pham D, Hung N, Khai P, et al. Prevalence of Dyslipidemia and Associated Factors among Adults in Rural Vietnam. Systematic Reviews in Pharmacy. 2020;11:185-191. doi:10.5530/srp.2020.1.25
3. Đỗ Trung Đàm. Phương pháp xác định độc tính của thuốc. Hà Nội: Nhà xuất bản Y học; 2014.
4. Mishra A, Mishra P, Tekade M, et al. Chapter 2 - Toxicology in drug research. In: Tekade R, ed. Essentials of Pharmatoxicology in Drug Research. Vol 1. Advances in Pharmaceutical Product Development and Research. Academic Press; 2023:29-56. doi:10.1016/B978-0-443-15840-7.00020-8
5. WHO. General guidelines for methodologies on research and evaluation of traditional medicine. 2000:28-29.
6. Nguyễn Đạt Anh, Nguyễn Thị Hương. Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng. 3rd ed. Hà Nội: Nhà xuất bản Y học; 2013.
7. Ramaiah SK. Preclinical Safety Assessment: Current Gaps, Challenges, and Approaches in Identifying Translatable
Biomarkers of Drug-Induced Liver Injury. Clinics in Laboratory Medicine. 2011;31(1):161-172. doi:10.1016/j.cll.2010.10.004
8. Đỗ Tất Lợi. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Y học. 2015
9. Viện Dược liệu. Cây thuốc và động vật làm thuốc. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật; 2006.
10. Liu Z, Zhang X, Cui W, et al. Evaluation of short-term and subchronic toxicity of magnolia bark extract in rats. Regul Toxicol Pharmacol. 2007;49(3):160-171. doi:10.1016/j.yrtph.2007.06.006
11. Zhao YL, Wang JB, Zhou GD, et al. Investigations of free anthraquinones from rhubarb against alpha-zaphthylisothiocyanate-induced cholestatic liver injury in rats. Basic Clin Pharmacol Toxicol. 2009;104(6):463-469. doi:10.1111/j.1742-7843.2009.00389.x
12. Kaur G, Tirkey N, Chopra K. Beneficial effect of hesperidin on lipopolysaccharide-induced hepatotoxicity. Toxicology.
2006;226(2):152-160. doi:10.1016/j.tox.2006.06.018
13. Mahmoud AM, Ashour MB, Abdel-Moneim A, et al. Hesperidin and naringin attenuate hyperglycemia-mediated oxidative stress and proinflammatory cytokine production in high fat fed/streptozotocin-induced type
2 diabetic rats. Journal of Diabetes and its Complications. 2012;26(6):483-490. doi:10.1016/j.jdiacomp.2012.06.001
14. Khorasanian AS, Fateh ST, Gholami F, et al. The effects of hesperidin supplementation on cardiovascular risk factors in adults: a systematic review and dose–response meta-analysis. Frontiers in Nutrition. 2023;10. doi:10.3389/fnut.2023.1177708