Mối liên quan giữa đặc điểm tính cách và kết quả lượng giá kỹ năng y khoa của sinh viên ngành bác sỹ y khoa, cử nhân điều dưỡng Trường Đại học Y Hà Nội

Tạ Thị Miến, Nguyễn Thị Vân Anh, Kim Bảo Giang, Nguyễn Thị Nga, Vũ Thị Nguyệt Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu tìm hiểu mối liên quan giữa đặc điểm tính cách và kết quả thi kỹ năng y khoa của sinh viên ngành bác sĩ y khoa, cử nhân điều dưỡng Trường Đại học Y Hà Nội. Dữ liệu khảo sát đặc điểm tính cách được thu thập từ 1162 sinh viên năm 2, năm 3 ngành bác sĩ y khoa và năm 4 ngành cử nhân điều dưỡng tham dự kỳ thi thực hành bằng hình thức OSCE. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng bộ câu hỏi “Mười câu hỏi đánh giá tính cách” với thang Likert 7 mức. Kết quả cho thấy, trên 90% sinh viên tự đánh giá mình thuộc các đặc điểm tính cách theo xu hướng tích cực như là: Dễ cảm thông, Có tính kỷ luật cao, Dễ đón nhận cái mới. Điểm trung bình ở tất cả các trạm kỹ năng của bác sĩ y khoa đều cao hơn cử nhân điều dưỡng, ngoại trừ trạm nhận định vấn đề - phiên giải kết quả. Nhóm sinh viên có tính Hướng ngoại, Kỉ luật có điểm trung bình cao hơn ở trạm Thăm khám và Thủ thuật. Sự khác biệt về kết quả này là cơ sở giúp sinh viên các chương trình đào tạo khác nhau lựa chọn phương pháp học tập phù hợp để đạt được hiệu suất cao trong học tập.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bradberry T. The personality code: Unlock the secret to understanding your boss, your colleagues, your friends-and yourself. Penguin; 2007.
2. Costa P T, McCrae R R. Professional manual: Revised NEO personality inventory (NEO-PI-R) and NEO five-factor inventory (NEO-FFI). Odessa, FL: Psychological Assessment Resources.1992;61.
3. O’Connor M C, Paunonen S V. Big Five personality predictors of post-secondary academic performance. Personality and Individual differences. 2007;43(5):971-990.
4. Sirgy M J, Efraty D, Siegel P, et al. A new measure of quality of work life (QWL) based on need satisfaction and spillover theory. Social Indicators Research. 2001;55:241-302.
5. Munnaza Parveen, Abdul Basit, Momal, et al. Analyzing The Relationship Between Personality Traits And Academic Performance Among Undergraduate Nursing Students. Migration Letters. 2024;21(S8):1347-1356.
6. Lievens F, Coetsier P, De Fruyt F, et al. Medical students’ personality characteristics and academic performance: A five-factor model perspective. Medical Education. 2002;36(11):1050-1056.
7. Abdullah Fouad Al-Naim, Abdullatif Sami Al Rashed, Ansari M Aleem, et al. Personality Traits And Academic Performance of Medical Students in Al-Ahsa, Saudi Arabia. International Journal of Scientific Research. 2016;5(4):425-427.
8. Trần Thơ Nhị, Lê Thị Ngọc Anh. Đặc điểm nhân cách và lo âu ở sinh viên năm thứ hai Trường Đại học Y Hà Nội năm học 2016 - 2017. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2020;129(5):97-104.
9. Gosling SD, Rentfrow PJ, Swann WB Jr. A Very Brief Measure of the Big Five Personality Domains. Journal of Research in Personality. 2003;37:504-528.
10. Thorrisen MM, Sadeghi T. The Ten-Item Personality Inventory (TIPI): a scoping review of versions, translations and psychometric properties. Front. Psychol. 2023;14:1202953. https://doi.org/10.3389/fpsyg.2023.1202953
11. Sprecht J, Bleidorn W, Denissen JJA, et al. What drives adult personality development? A comparison of theoretical perspectives and empirical evidence. Eur. J. Personal. 2014;28:216-230. https://doi.org/10.1002/ per.1966
12. Woolf K, McManus IC, Potts HW, et al. The mediators of minority ethnic underperformance in final medical school examinations. Br. J. Educ. Psychol. 2013;83:135-159. doi: 10.1111/j.2044-8279.2011.02060.x
13. C Louwen, D Reidlinger, N Milne. Profling health professionals’ personality traits, behaviour styles and emotional intelligence: A systematic review. BMC Medical Education. 2023;120(3). https://doi.org/10.1186/s12909-023-04003-y 
14. Ferguson E, Semper H, Yates J, et al. The ‘dark side’ and ‘bright side’ of personality: When too much conscientiousness and too little anxiety are detrimental with respect to the acquisition of medical knowledge and skill. PLoS ONE. 2014;9:e88606. doi: 10.1371/journal.pone.0088606