Nghiên cứu tác dụng giảm ho của dung dịch xịt họng YHN trên thực nghiệm
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác dụng giảm ho của dung dịch xịt họng YHN trên chuột nhắt trắng chủng Swiss gây ho bằng dung dịch amoniac. Chuột nhắt trắng được gây ho bằng dung dịch amoniac 25% liều 0,5 ml/chuột. Thời gian tiềm tàng ho, số cơn ho trong mỗi một phút cho đến hết phút thứ 5 và phần trăm ức chế số cơn ho được đánh giá. Kết quả nghiên cứu cho thấy dung dịch xịt họng YHN xịt 100 µl/lần, 1 lần/ngày và xịt 100 µl/lần, 2 lần/ngày có tác dụng làm kéo dài thời gian tiềm tàng xuất hiện cơn ho và làm giảm có ý nghĩa thống kê số cơn ho so với lô mô hình. Khả năng ức chế cơn ho của dung dịch xịt họng YHN xịt 100 µl/lần, 1 lần/ngày và xịt 100 µl/lần, 2 lần/ngày tương ứng là 33,22% và 41,96%. Như vậy, dung dịch xịt họng YHN có tác dụng giảm ho trên mô hình gây ho bằng amoniac ở chuột nhắt trắng chủng Swiss.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Dung dịch xịt họng YHN, giảm ho, amoniac, chuột nhắt trắng chủng Swiss
Tài liệu tham khảo
2. Sharma S, Hashmi MF, Alhajjaj MS et al. Cough. StatPearls Publishing 2021.
3. Abozid H, Patel J, Burney P, et al. Prevalence of chronic cough, its risk factors and population attributable risk in the burden of obstructive lung disease (BOLD) study: a multinational cross-sectional study. Clinical Medicine. 2024; 68:102423.
4. Kraft K. The importance of herbal antitussives and expectorants. Pharmazie in unserer Zeit. 2008; 37(6): 478-483.
5. Holzinger F, Chenot JF. Systematic review of clinical trials assessing the effectiveness of ivy leaf (Hedera helix) for acute upper respiratory tract infections. Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine. 2011; 2011(1): 382789.
6. Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Hà Nội. Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền. Nhà xuất bản Y học; 2017.
7. Vogel HW. Drug Discovery and Evaluation. Springer; 2006.
8. Plevkova J, Brozmanova M, Matloobi A, et al. Animal models of cough. Respiratory Physiology and Neurobiology. 2021; 290: 103656.
9. Nosalova G, Mokry J, Franova S. Pharmacological modulation of cough reflex. Advances in Phytomedicine. 2006; 2:87-110.
10. Nosalova G, Jurecek L, Chatterjee UR, et al. Antitussive activity of the water-extracted carbohydrate polymer from Terminalia chebula on citric acid-induced Cough. Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine. 2013; 2013(1): 650134.
11. Ali Z, Daniyal M, Adhia MK, et al. To evaluate the efficacy and safety of CofNovex plus (EMA) syrup. Pakistan Journal of Pharmaceutical Sciences. 2017; 30(2): 591-596.
12. Đặng Huyền Huỳnh Trang, Trần Cát Đông, Lê Văn Thanh và cộng sự. Nghiên cứu độc tính cấp, tác dụng giảm ho và long đờm của cao chiết bách bộ trên mô hình chuột. Tạp chí Dược học Cần Thơ. 2023; 61: 260-265.
13. Xu YT, Hon PM, Jiang RW, et al. Antitussive effects of Stemona tuberosa with different chemical profiles. Journal of ethnopharmacology. 2006; 108(1): 46-53.
14. Tạ Văn Bình. Tác dụng giảm ho của thuốc HL trong điều trị viêm họng đỏ cấp. Y học thực hành. 2013; 870(5): 164-166.
15. Kuang Y, Li B, Fan J, et al. Antitussive and expectorant activities of licorice and its major compounds. Bioorganic & medicinal chemistry. 2018; 26(1): 278-284.
16. Shitole M, Pawar V. Study of potential antitussive activity of Glycyrrhiza glabra granules by using a cough model induced by sulphur dioxide gas in mice. Asian Journal of Pharmaceutical and Clinical Research. 2019; 12(10): 262-267.
17. Zhong S, Nie YC, Gan ZY, et al. Effects of Schisandra chinensis extracts on cough and pulmonary inflammation in a cough hypersensitivity guinea pig model induced by cigarette smoke exposure. Journal of ethnopharmacology. 2015; 165: 73-82.
18. Chae HS, Kim SY, Pel P, et al. Standardized extract of Tractylodis rhizoma Alba and Fructus Schisandrae ameliorates coughing and increases expectoration of Phlegm. Molecules. 2020;25(13):3064.