Tính giá trị và độ tin cậy của bộ công cụ MNA rút gọn trên người cao tuổi tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Lê Thị Thanh Xuân, Lê Thị Hương, Phùng Thị Ngọc Anh, Nguyễn Minh Ngọc, Phùng Lâm Tới, Lê Thị Lan Anh, Nguyễn Hữu Đức Anh, Dương Thị Phượng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm đánh giá tính giá trị, độ tin cậy của bộ công cụ Mini Nutritional Assessment (MNA) rút gọn (MNA-SF) trên người cao tuổi (NCT) tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 200 NCT. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ NCT có nguy cơ suy dinh dưỡng (SDD) và SDD theo thang đo MNA lần lượt là 9,0% và 48,5%. Tỷ lệ tương tự với thang đo MNA-SF dựa trên chỉ số khối cơ thể (BMI) là 16,5%; 48% và thang đo MNA-SF dựa trên chu vi bắp chân (CC) là 21,0% và 49%, tương ứng. Nghiên cứu cũng cho thấy bộ BMI-MNA-SF có độ nhạy (94,8%), độ đặc hiệu (76,5%) và độ chính xác chuẩn đoán – AUC (0,856) cao hơn một chút so với phiên bản CC-MNA-SF (93%; 61,2% và 0,77 tương ứng). Về độ tin cậy nội tại, kết quả cho thấy có sự tương đồng hoàn toàn giữa hai người đánh giá đối với cả ba dạng bảng hỏi của MNA, với hệ số kappa đều trên 0,8 và tỉ lệ đồng thuận là trên 90%. Như vậy, cả hai dạng MNA-SF (dựa trên BMI và CC) đều có tính giá trị và độ tin cậy tốt, có thể khuyến nghị sử dụng làm công cụ sàng lọc dinh dưỡng cho NCT.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ageing. Accessed September 17, 2024. https://www.who.int/health-topics/ageing.
2. Tổng cụ thống kê. Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 01/4/2021. Nhà xuất bản thống kê; 2021.
3. Krishnamoorthy Y, Vijayageetha M, Saya GK. Validation and Reliability Assessment of the Mini-Nutritional Assessment–Short Form Questionnaire among Older Adults in South India. Indian J Community Med. 2021; 46(1): 70-74. doi:10.4103/ijcm.IJCM_208_20.
4. Kondrup J, Allison SP, Elia M, Vellas B, Plauth M. ESPEN Guidelines for Nutrition Screening 2002. Clinical Nutrition. 2003; 22(4): 415-421. doi:10.1016/S0261-5614(03)00098-0.
5. Guigoz Y. The Mini Nutritional Assessment (MNA) review of the literature--What does it tell us? J Nutr Health Aging. 2006; 10(6): 466-485; discussion 485-487.
6. Rubenstein LZ, Harker JO, Salva A, Guigoz Y, Vellas B. Screening for Undernutrition in Geriatric Practice: Developing the Short-Form Mini-Nutritional Assessment (MNA-SF). The Journals of Gerontology Series A: Biological Sciences and Medical Sciences. 2001; 56(6): M366-M372. doi:10.1093/gerona/56.6.M366.
7. Volkert D, Beck AM, Cederholm T, et al. ESPEN guideline on clinical nutrition and hydration in geriatrics. Clinical Nutrition. 2019; 38(1): 10-47. doi:10.1016/j.clnu.2018.05.024.
8. Phạm Thị Hạnh, Đoàn Thị Phượng, Bùi Thị Loan. Khảo sát tình trạng suy dinh dưỡng ở người bệnh cao tuổi điều trị tại khoa Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện E năm 2023. VMJ. 2024; 539(2). doi:10.51298/vmj.v539i2.9839.
9. Keller U. Nutritional Laboratory Markers in Malnutrition. J Clin Med. 2019; 8(6). doi:10.3390/jcm8060775.
10. Beck FK, Rosenthal TC. Prealbumin: a marker for nutritional evaluation. Am Fam Physician. 2002; 65(8): 1575-1578.
11. Laboratory assessment of protein-energy status - ScienceDirect. Accessed October 2, 2021. https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/0009898196062894?via%3Dihub
12. Võ Văn Tâm, Nguyễn Thị Kim Vệ, Phạm Thị Lan Anh. Tỉ lệ suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi đến khám ngoại trú tại một bệnh viện tuyến huyện của tỉnh Bình Thuận năm 2020. Tạp chí nghiên cứu Y học TP Hồ Chí Minh. 2021; 25(2).
13. Trang HTH, Hà VTN. Nghiên cứu tình trạng suy dinh dưỡng theo MNA-SF (Mini Nutritional Assessment Short - Form) và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng, năm 2021. Tạp chí Y học Dự phòng. 2023; 33(6 Phụ bản): 306-313. doi:10.51403/0868-2836/2023/1432.
14. Tân ĐD, Kim NTB, Tuấn PN, Hoàng PM, Thanh PTP, Dũng NTT. 23. Tỷ lệ suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người bệnh cao tuổi tại Bệnh viện Nhân dân Gia định Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học Cộng đồng. 2024; 65(4). doi:10.52163/yhc.v65i4.1211.
15. Lozoya R.M, Martinez-Alzamora N, Marin G.C, et all. Predictive ability of the Mini Nutritional Assessment Short Form (MNA-SF) in a free-living elderly population: a cross-sectional study - PubMed. PeerJ. 2017; 18(5): e3345.
16. Jose J, S A, Munisamy V. The reliability of Mini Nutritional Assessment (MNA) questionnaire in screening malnutrition among elderly aged 60 years and above. Asian Pacific Journal of Health Sciences. 2015; 2: 47-48. doi:10.21276/apjhs.2015.2.3.11.
17. Lera L, Sánchez H, Ángel B, Albala C. Mini Nutritional Assessment Short-Form: Validation in Five Latin American Cities. SABE Study. J Nutr Health Aging. 2016; 20(8): 797-805. doi:10.1007/s12603-016-0696-z.
18. Gaiki V, Wagh V. Reliability of Mini Nutritional Anssessment Scale in Rural Setup of a Tertiary Health Care Hospital in Central India. Annals of Public Health and Research. Published online February 19, 2014. Accessed September 19, 2024. https://www.jscimedcentral.com/article/Reliability-of-Mini-Nutritional--Anssessment-Scale-in-Rural--Setup-of-a-Tertiary-Health-Care--Hospital-in-Central-India.
19. Kaiser MJ, Bauer JM, Uter W, et al. Prospective validation of the modified mini nutritional assessment short-forms in the community, nursing home, and rehabilitation setting. J Am Geriatr Soc. 2011; 59(11): 2124-2128. doi:10.1111/j.1532-5415.2011.03659.x.
20. Kostka J, Borowiak E, Kostka T. Validation of the modified mini nutritional assessment short-forms in different populations of older people in Poland. J Nutr Health Aging. 2014; 18(4): 366-371. doi:10.1007/s12603-013-0393-0.