Sốc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long: Kết quả điều trị và một số yếu tố tiên lượng

Nguyễn Thành Luân, Nguyễn Việt Thu Trang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu khảo sát kết quả điều trị và một số yếu tố tiên lượng tử vong trong sốc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long. Nghiên cứu mô tả loạt ca bệnh tiến cứu với 82 bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn nhập khoa Hồi sức tích cực, từ 5/2023 đến 5/2024, độ tuổi trung bình 68,6 ± 11,6). Thời điểm chẩn đoán, trung vị lactate 4,64 (KTPV: 2,86 - 7,37) mmol/L, trung vị SOFA 8,0 (KTPV: 6,0 - 11,0) điểm. Tỷ lệ tử vong nội viện là 24,4%. Nồng độ lactate máu và điểm SOFA giảm dần theo thời gian điều trị ở nhóm sống, nhưng ít biến đổi ở nhóm tử vong. Phân tích đa biến cho thấy tuổi (OR = 1,09; KTC 95%: 1,02 - 1,17; p = 0,017), điểm SOFA thời điểm chẩn đoán (OR = 1,46; KTC 95%: 1,09 - 1,96; p = 0,012), thanh thải lactate máu thời điểm 24 giờ (OR = 0,98; KTC 95%: 0,97 - 1,00; p = 0,030) là những yếu tố liên quan đến tử vong nội viện. Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long năm 2023 - 2024 tương đối thấp với các chỉ số mức độ nặng (SOFA, lactate máu) không cao. Tuổi, điểm SOFA thời điểm chẩn đoán, độ thanh thải lactate máu 24 giờ là một số yếu tố tiên lượng tử vong sốc nhiễm khuẩn trong phân tích đa biến.

Chi tiết bài viết

Author Biography

Nguyễn Thành Luân,

Tác giả đứng đầu tiên

Tài liệu tham khảo

1. Bùi Thị Hương Giang, Đoàn Duy Thành, Nguyễn Tú Anh. Một số yếu tố tiên lượng tử vong tại ngày 28 trên bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Tạp chí Y học Việt Nam. 2024;535(1):99-103, DOI: https://doi.org/10.51298/vmj.v535i1.8356
2. Đoàn Đức Nhân, Danh Minh Sung, Võ Minh Phương, và cs. Vai trò của độ thanh thải lactate trong tiên lượng tử vong ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2023;(69):106-112, DOI: https://doi.org/10.58490/ctump.2023i69.1966
3. Huỳnh Thị Thảo, Tạ Thị Diệu Ngân. Kết quả điều trị sốc nhiễm khuẩn tại bệnh viện nhiệt đới trung ương giai đoạn 2017-2022. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023;522(1):14-18, DOI: https://doi.org/10.51298/vmj.v522i1.4214
4. Quế Trâm Anh, Dương Đình Chỉnh, Nguyễn Lê Ái Vĩnh, và cs. Giá trị thang điểm sofa, nồng độ lactate và procalcitonin trong tiên lượng tử vong do sốc nhiễm khuẩn tại trung tâm bệnh nhiệt đới bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An. Tạp chí Truyền nhiễm Việt Nam. 2021;3(35):39-46, DOI: https://doi.org/10.59873/vjid.v3i35.119
5. Vincent JL, Jones G, David S, et al. Frequency and mortality of septic shock in Europe and North America: a systematic review and meta-analysis. Critical Care. 2019;23(1):196, DOI: 10.1186/s13054-019-2478-6
6. Mervyn Singer, Clifford S Deutschman, Christopher Warren Seymour, et al. The Third International Consensus Definitions for Sepsis and Septic Shock (Sepsis-3). Jama. 2016;315(8):801-810, DOI: 10.1001/jama.2016.0287
7. Charlson ME, Carrozzino D, Guidi J, et al. Charlson Comorbidity Index: A Critical Review of Clinimetric Properties. Psychother Psychosom. 2022;91(1):8-35, DOI: 10.1159/000521288
8. Lee SG, Song J, Park DW, et al. Prognostic value of lactate levels and lactate clearance in sepsis and septic shock with initial hyperlactatemia: A retrospective cohort study according to the Sepsis-3 definitions. Medicine (Baltimore). 2021;100(7):e24835, DOI: 10.1097/MD.0000000000024835
9. Marty P, Roquilly A, Vallée F, et al. Lactate clearance for death prediction in severe sepsis or septic shock patients during the first 24 hours in Intensive Care Unit: an observational study. Annals of Intensive Care. 2013;3(1):3, DOI: 10.1186/2110-5820-3-3
10. Bauer M, Gerlach H, Vogelmann T, et al. Mortality in sepsis and septic shock in Europe, North America and Australia between 2009 and 2019 - results from a systematic review and meta-analysis. Critical Care. 2020;24(1):239, DOI: 10.1186/s13054-020-02950-2
11. Thiều Thị Trúc Quyên, Huỳnh Văn Ân. Giá trị tiên lượng tử vong của thang điểm SOFA trên bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022;520:8.