22. Đánh giá sự thay đổi nồng độ CRP trong tiên lượng nguy cơ tử vong ở người bệnh nhiễm khuẩn huyết

Vũ Quốc Đạt, Trần Thị Thanh Tâm

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nhiễm khuẩn huyết là bệnh lý có thể tiến triển thành sốc nhiễm khuẩn và tử vong. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá sự thay đổi nồng độ CRP trong tiên lượng tử vong ở người bệnh nhiễm khuẩn huyết. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu cắt ngang, lựa chọn 192 người bệnh được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết nhập viện tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 1/2021-12/2023. Tuổi trung vị của người bệnh là 62,5 tuổi (IQR: 54,0 – 75,0), trong đó 57,3% trên 60 tuổi và nam giới chiếm 66,1%. Hầu hết bệnh nhân (75,0%) có bệnh nền, phổ biến nhất là đái tháo đường (37,5%) và bệnh tim mạch (28,1%). Nồng độ CRP ban đầu (CRP1) ≥ 10 mg/L trong vòng 24 giờ đầu nhập viện gặp ở 96,4% số bệnh nhân, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa người bệnh sống sót và tử vong (p > 0,05). Tuy nhiên, nồng độ CRP từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 7 (CRP2) cao hơn đáng kể ở nhóm tử vong (trung vị 112,8 mg/L, IQR: 47,5 – 161,6) so với nhóm sống sót (trung vị 41,0 mg/L, IQR: 16,9 – 82,4) (p < 0,01). Sự thay đổi nồng độ CRP (∆CRP) ≤ 50 mg/L sau 5 ngày là yếu tố dự báo tử vong (OR: 4,30, 95% CI: 1,51 – 12,26, p = 0,006). Diện tích dưới đường cong ROC (AUC) cho ∆CRP là 0,734 (95% CI: 0,63 – 0,84, p < 0,01), cho thấy mức độ chính xác tiên lượng trung bình.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lorencio Cárdenas C, Yébenes JC, Vela E, et al. Trends in mortality in septic patients according to the different organ failure during 15 years. Crit Care. 2022; 26(1): 302. doi:10.1186/s13054-022-04176-w.
2. Lobo SMA, Lobo FRM, Bota DP, et al. C-Reactive Protein Levels Correlate With Mortality and Organ Failure in Critically Ill Patientsa. Chest. 2003; 123(6): 2043-2049. doi:10.1378/chest.123.6.2043.
3. Wang F, Pan W, Pan S, Wang S, Ge Q, Ge J. Usefulness of N-terminal pro-brain natriuretic peptide and C-reactive protein to predict ICU mortality in unselected medical ICU patients: a prospective, observational study. Crit Care. 2011; 15(1): R42. doi:10.1186/cc10004.
4. Devran Ö, Karakurt Z, Adıgüzel N, et al. C-reactive protein as a predictor of mortality in patients affected with severe sepsis in intensive care unit. Multidiscip Respir Med. 2012; 7(1): 47. doi:10.1186/2049-6958-7-47.
5. Póvoa P, Teixeira-Pinto AM, Carneiro AH, the Portuguese Community-Acquired Sepsis Study Group (SACiUCI). C-reactive protein, an early marker of community-acquired sepsis resolution: a multi-center prospective observational study. Crit Care. 2011; 15(4): R169. doi:10.1186/cc10313.
6. Gotts JE, Matthay MA. Sepsis: pathophysiology and clinical management. BMJ. Published online May 23, 2016: i1585. doi:10.1136/bmj.i1585.
7. Pettilä V, Pentti J, Pettilä M, Takkunen O, Jousela I. Predictive value of antithrombin III and serum C-reactive protein concentration in critically ill patients with suspected sepsis: Crit Care Med. 2002; 30(2): 271-275. doi:10.1097/00003246-200202000-00001.
8. Arbo MDJ. Influence of Blood Culture Results on Antibiotic Choice in the Treatment of Bacteremia. Arch Intern Med. 1994; 154(23): 2641. doi:10.1001/archinte.1994.00420230024004.
9. Bauer M, Gerlach H, Vogelmann T, Preissing F, Stiefel J, Adam D. Mortality in sepsis and septic shock in Europe, North America and Australia between 2009 and 2019 - results from a systematic review and meta-analysis. Crit Care. 2020; 24(1): 239. doi:10.1186/s13054-020-02950-2.
10. Jiang X, Zhang C, Pan Y, Cheng X, Zhang W. Effects of C-reactive protein trajectories of critically ill patients with sepsis on in-hospital mortality rate. Sci Rep. 2023; 13(1): 15223. doi:10.1038/s41598-023-42352-2.
11. Tạ TDN, Nghiêm VH. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do e. Coli tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương giai đoạn 2015- 2020. Tạp Chí Truyền Nhiễm Việt Nam. 2023; 2(38): 39-45. doi:10.59873/vjid.v2i38.47.
12. Pepys MB, Baltz ML. Acute Phase Proteins with Special Reference to C-Reactive Protein and Related Proteins (Pentaxins) and Serum Amyloid A Protein. In: Advances in Immunology. Vol 34. Elsevier; 1983: 141-212. doi:10.1016/S0065-2776(08)60379-X.
13. Vigushin DM, Pepys MB, Hawkins PN. Metabolic and scintigraphic studies of radioiodinated human C-reactive protein in health and disease. J Clin Invest. 1993; 91(4): 1351-1357. doi:10.1172/JCI116336.
14. Andersen SB, Baunbæk Egelund G, Jensen AV, Petersen PT, Rohde G, Ravn P. Failure of CRP decline within three days of hospitalization is associated with poor prognosis of Community-acquired Pneumonia. Infect Dis. 2017; 49(4): 251-260. doi:10.1080/23744235.2016.1253860.
15. Bùi Văn Vương. Đánh giá một số yếu tố tiên lượng tử vong trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương từ tháng 7/2017 - 6/2020. Tạp Chí Truyền Nhiễm Việt Nam. Published online 2021.
16. Varga NI, Benea AT, Suba MI, et al. Predicting Mortality in Sepsis: The Role of Dynamic Biomarker Changes and Clinical Scores-A Retrospective Cohort Study. Diagnostics. 2024; 14(17): 1973. doi:10.3390/diagnostics14171973.
17. Reny JL, Vuagnat A, Ract C, Benoit MO, Safar M, Fagon JY. Diagnosis and follow-up of infections in intensive care patients: Value of C-reactive protein compared with other clinical and biological variables*: Crit Care Med. 2002; 30(3): 529-535. doi:10.1097/00003246-200203000-00006.
18. Bahloul M, Bradii S, Turki M, et al. The value of sepsis biomarkers and their kinetics in the prognosis of septic shock due to bacterial infections. Anaesthesiol Intensive Ther. 2021; 53(4): 312-318. doi:10.5114/ait.2021.108624.
19. Role of C-reactive Protein as an Indicator for Determining the Outcome of Sepsis. Indian J Crit Care Med. 2019; 23(1): 11-14. doi:10.5005/jp-journals-10071-23105.