Đánh giá tình trạng tái phát và các yếu tố liên quan trong điều trị ung thư niêm mạc má tại Bệnh viện K

Ngô Quốc Duy, Ngô Xuân Quý

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Niêm mạc má là một vị trí phổ biến trong ung thư khoang miệng, trong đó các đặc điểm tái phát và thời gian sống thêm không bệnh (DFS) đóng vai trò quan trọng trong tiên lượng bệnh. Nghiên cứu này nhằm phân tích đặc điểm tái phát, thời gian sống thêm không bệnh và các đặc điểm bệnh học liên quan tới DFS ở nhóm bệnh nhân này. Nghiên cứu hồi cứu được thực hiện trên 56 bệnh nhân được điều trị ung thư niêm mạc má tại Bệnh viện K từ tháng 1/2017 đến tháng 1/2023. Nghiên cứu ghi nhận gian theo dõi trung vị là 41 tháng (từ 5 - 65 tháng). Tỷ lệ tái phát là 39,3%, chủ yếu là tái phát tại chỗ (90,9%) và tái phát hạch chiếm 9,1%. Tỷ lệ DFS 5 năm đạt 36,2%. Di căn hạch có ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ tái phát (p < 0,05) và DFS, với tỷ lệ DFS 5 năm lần lượt là 58,5% và 13,3% ở nhóm không và có di căn hạch (p < 0,01). Giai đoạn bệnh thể hiện mối tương quan nghịch có ý nghĩa với tỷ lệ DFS (p < 0,01), với tỷ lệ DFS 3 năm lần lượt là 100%, 63,4%, 45,7% và 20,8% ở giai đoạn I, II, III và IV. Nghiên cứu cho thấy đa số các trường hợp tái phát trong 2 năm đầu và chủ yếu tái phát tại chỗ. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra tình trạng di căn hạch và giai đoạn bệnh có liên quan tới DFS ở bệnh nhân ung thư niêm mạc má.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Văn Quảng. Ung Thư Khoang Miệng - Chẩn Đoán, Điều Trị và Những Tiến Bộ. Nhà xuất bản y học; 2021.
2. Sung H, Ferlay J, Siegel RL, et al. Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. CA Cancer J Clin. 2021; 71(3): 209-249. doi:10.3322/caac.21660.
3. Kumar M, Nanavati R, Modi TG, Dobariya C. Oral cancer: Etiology and risk factors: A review. J Cancer Res Ther. 2016; 12(2): 458-463. doi:10.4103/0973-1482.186696.
4. Hashim D, Sartori S, Brennan P, et al. The role of oral hygiene in head and neck cancer: results from International Head and Neck Cancer Epidemiology (INHANCE) consortium. Ann Oncol Off J Eur Soc Med Oncol. 2016; 27(8): 1619-1625. doi:10.1093/annonc/mdw224.
5. Sakr M. Cervical: Lymphadenopathy. In: Sakr M, ed. Head and Neck and Endocrine Surgery: From Clinical Presentation to Treatment Success. Springer International Publishing; 2016: 163-190. doi:10.1007/978-3-319-27532-1_8.
6. Bittar RF, Ferraro HP, Ribas MH, Lehn CN. Predictive factors of occult neck metastasis in patients with oral squamous cell carcinoma. Braz J Otorhinolaryngol. 2016; 82(5): 543-547. doi:10.1016/j.bjorl.2015.09.005.
7. d’Alessandro AF, Pinto FR, Lin CS, et al. Oral cavity squamous cell carcinoma: factors related to occult lymph node metastasis. Braz J Otorhinolaryngol. 2015; 81(3): 248-254. doi:10.1016/j.bjorl.2015.03.004.
8. Bobdey S., Sathwara J., Jain A. et al. “Squamous cell carcinoma of buccal mucosa: An analysis of prognostic factors”, South Asian Journal of Cancer. 2018; 7(01), tr. 49-54.
9. Vũ Quảng Phong (2013), “Nhận xét đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và kết quả điều trị ung thư biểu mô miệng ở một số bệnh viện tại Hà Nội”, Luận văn Thạc sỹ. Trường Đại học Y Hà Nội.
10. Kelner N, Vartanian JG, Pinto CAL, Coutinho-Camillo CM, Kowalski LP. Does elective neck dissection in T1/T2 carcinoma of the oral tongue and floor of the mouth influence recurrence and survival rates? Br J Oral Maxillofac Surg. 2014; 52(7): 590-597. doi:10.1016/j.bjoms.2014.03.020.
11. Pimenta Amaral TM, Da Silva Freire AR, Carvalho AL, Pinto CAL, Kowalski LP. Predictive factors of occult metastasis and prognosis of clinical stages I and II squamous cell carcinoma of the tongue and floor of the mouth. Oral Oncol. 2004; 40(8): 780-786. doi:10.1016/j.oraloncology.2003.10.009.
12. Kowalski LP, Bagietto R, Lara JR, Santos RL, Silva JF, Magrin J. Prognostic significance of the distribution of neck node metastasis from oral carcinoma. Head Neck. 2000; 22(3): 207-214. doi:10.1002/(sici)1097-0347(200005)22:3<207:aid-hed1>3.0.co;2-9.
13. Bobdey S, Sathwara J, Jain A, Saoba S, Balasubramaniam G. Squamous cell carcinoma of buccal mucosa: An analysis of prognostic factors. South Asian J Cancer. 2018; 7(1): 49-54. doi:10.4103/sajc.sajc_317_16.
14. Sim YC, Hwang JH, Ahn KM. Overall and disease-specific survival outcomes following primary surgery for oral squamous cell carcinoma: analysis of consecutive 67 patients. J Korean Assoc Oral Maxillofac Surg. 2019; 45(2): 83-90. doi:10.5125/jkaoms.2019.45.2.83.