30. Tác dụng bảo vệ gan của viên nang cứng Protecful trên mô hình thực nghiệm gây viêm gan bằng ethanol

Trần Thanh Tùng, Nguyễn Minh Tuấn, Trần Quang Minh, Nguyễn Thị Thanh Loan

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu đánh giá tác dụng bảo vệ gan của viên nang cứng Protecful trên mô hình chuột nhắt trắng chủng Swiss gây viêm gan bằng ethanol. Chuột được uống ethanol hằng ngày theo nồng độ tăng dần từng tuần (10%, 20%, 30%, 40%). Một giờ sau khi uống ethanol, chuột được uống nước cất/Protecful hoặc silymarin liên tục trong 4 tuần. Các chỉ số đánh giá gồm có cân nặng chuột, cân nặng gan chuột; hoạt độ AST, ALT, GGT, nồng độ albumin và bilirubin toàn phần trong máu chuột; hàm lượng malondialdehyd và glutathion trong gan. Đồng thời hình ảnh vi thể gan chuột cũng được đánh giá. Kết quả nghiên cứu cho thấy Protecful liều 345,6 mg/kg/ngày có xu hướng tác dụng bảo vệ gan trên mô hình gây tổn thương gan do ethanol. Protecful liều 1036,8 mg/kg/ngày có tác dụng bảo vệ gan thông qua làm tăng cân nặng chuột, giảm cân nặng gan, giảm hoạt độ các enzym gan, tăng nồng độ albumin, giảm stress oxy hoá tại gan có ý nghĩa thống kê so với lô mô hình và cải thiện cấu trúc vi thể gan của chuột nhắt trắng gây viêm gan do ethanol. Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy viên nang cứng Protecful liều 1036,8 mg/kg/ngày có tác dụng bảo vệ gan trên mô hình gây viêm gan bằng ethanol.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Thomas DL. Global elimination of chronic hepatitis. New England Journal of Medicine. 2019; 380(21): 2041-50.
2. Huu Bich T, Thi Quynh Nga P, Ngoc Quang L, et al. Patterns of alcohol consumption in diverse rural populations in the Asian region. Global health action. 2009; 2(1): 2017.
3. Hosseini N, Shor J, Szabo G. Alcoholic Hepatitis: A Review. Alcohol Alcohol. 2019; 54(4): 408-16.
4. Vargas-Mendoza N, Madrigal-Santillán E, Morales-González Á, et al. Hepatoprotective effect of silymarin. World journal of hepatology. 2014; 6(3): 144.
5. Salem MB, Affes H, Ksouda K, et al. Pharmacological studies of artichoke leaf extract and their health benefits. Plant foods for human nutrition. 2015; 70(4): 441-53.
6. Butterworth RF. L-Ornithine L-aspartate for the treatment of sarcopenia in chronic liver disease: the taming of a vicious cycle. Canadian Journal of Gastroenterology and Hepatology. 2019; 2019(1): 8182195.
7. Corbin KD, Zeisel SH. Choline metabolism provides novel insights into nonalcoholic fatty liver disease and its progression. Current opinion in gastroenterology. 2012; 28(2): 159-65.
8. Saadati S, Sadeghi A, Mansour A, et al. Curcumin and inflammation in non-alcoholic fatty liver disease: a randomized, placebo controlled clinical trial. BMC gastroenterology. 2019; 19: 1-6.
9. Trần Công Luận, Nguyễn Hoàng Minh, Đào Trần Mông và cs. Tác dụng bảo vệ gan của viên nang đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms) trên mô hình gây tổn thương gan mạn tính bằng ethanol. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô. 2017; 2:132-40.
10. Asrani SK, Devarbhavi H, Eaton J, et al. Burden of liver diseases in the world. Journal of hepatology. 2019; 70(1): 151-71.
11. Ambade A, Mandrekar P. Oxidative stress and inflammation: essential partners in alcoholic liver disease. International journal of hepatology. 2012; 2012(1): 853175.
12. Sakaguchi S, Takahashi S, Sasaki T, et al. Progression of alcoholic and non-alcoholic steatohepatitis: common metabolic aspects of innate immune system and oxidative stress. Drug metabolism and pharmacokinetics. 2011; 26(1): 30-46.
13. Cordiano R, Di Gioacchino M, Mangifesta R, et al. Malondialdehyde as a potential oxidative stress marker for allergy-oriented diseases: An update. Molecules. 2023; 28(16).
14. Aksu Ö, Altinterim B. Hepatoprotective effects of artichoke (Cynara scolymus). Bilim ve Genclik Dergisi. 2013; 1(2): 44-9.
15. Charles H Halsted, Valentina Medici. Molecular aspects of alcohol and nutrition: Vitamin B regulation of alcoholic liver disease. Elsevier. 2016; 95-106.