31. Tác dụng liền vết thương và ảnh hưởng toàn thân của nước lá bàng Lão Nhà Quê trên mô hình chuột nhắt trắng gây loét da bằng Doxorubicin

Phạm Thị Vân Anh, Phạm Mỹ Hạnh, Trần Thị Hồng Phương, Hoàng Mỹ Hạnh, Lê Hải Trung, Nguyễn Thị Thanh Loan

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu đánh giá tác dụng liền vết thương và ảnh hưởng toàn thân của Nước lá bàng Lão nhà quê trên mô hình chuột nhắt trắng gây loét da bằng doxorubicin. Chuột nhắt được gây loét da bằng cách tiêm trong da 0,5mg doxorubicin và bôi tại chỗ dimethyl sulfoxid hoặc Nước lá bàng Lão nhà quê trong 21 ngày liên tục. Nước lá bàng Lão nhà quê bôi liều 0,1 và 0,2 ml/lần, 2 lần/ngày có tác dụng tăng liền sẹo trên mô hình chuột nhắt gây loét da bằng doxorubicin thể hiện qua việc làm giảm diện tích tổn thương, cải thiện cấu trúc vi thể da so với lô mô hình. Nước lá bàng Lão nhà quê có xu hướng làm tăng nồng độ hydroxyprolin trong da chuột so với lô mô hình sau 21 ngày dùng thuốc thử. Ngoài ra, ảnh hưởng toàn thân của Nước lá bàng Lão nhà quê dùng theo đường bôi ngoài da được đánh giá thông qua tình trạng chung, các chỉ số huyết học, chức năng gan, thận và hình thái vi thể gan, thận. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Nước lá bàng Lão nhà quê không gây độc tính toàn thân trên chuột nhắt gây loét da. Như vậy, Nước lá bàng Lão nhà quê dùng đường bôi ngoài da có tác dụng tăng liền vết thương trên mô hình chuột nhắt gây loét da bằng doxorubicin và không gây độc tính toàn thân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Frykberg RG, Banks J. Challenges in the Treatment of Chronic Wounds. Advances in Wound Care. 2015; 4(9): 560-582.
2. Li FL, Wang YF, Li X, et al. Characteristics and clinical managements of chronic skin ulcers based on traditional chinese medicine. Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine. 2012; 2012: 930192.
3. Guo S, Dipietro LA. Factors affecting wound healing. Journal of Dental Research. 2010; 89(3): 219-29.
4. Đỗ Tất Lợi (2004). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, tr201-202
5. Nugroho RA, Utami D, Aryani R, et al. In vivo wound healing activity of ethanolic extract of Terminalia catappa L. leaves in mice (Mus musculus). Journal of Physics: Conference Series. 2019; 1277(1): 012031.
6. Chen PS, Li JH. Chemopreventive effect of punicalagin, a novel tannin component isolated from Terminalia catappa, on H-ras-transformed NIH3T3 cells. Toxicology Letters. 2006; 163(1): 44-53.
7. Chyau CC, Ko PT, Mau JL. Antioxidant properties of aqueous extracts from Terminalia catappa leaves. LWT - Food Science and Technology. 2006; 39(10): 1099-1108.
8. Mwangi WC, Waudo W, Shigwenya ME, et al. Phytochemical characterization, antimicrobial and antioxidant activities of Terminalia catappa methanol and aqueous extracts. BMC Complementary Medicine and Therapies. 2024; 24(1): 137.
9. Alikhan FS, Maibach H. Topical absorption and systemic toxicity. Cutaneous and Ocular Toxicology. 2011; 30(3): 175-86.
10. Kesik V, Kurt B, Tunc T, et al. Melatonin ameliorates doxorubicin-induced skin necrosis in rats. Annal of Plastic Surgery. 2010; 65(2): 250-3.
11. Anh PTV, Huy VQ, Loan NTT, et al. The effects of KEM CON ONG and KEM TRI BONG creams on doxorubicin-induced skin ulcer in rats. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2023; 166(5E12): 11-19.
12. Stegemann H, Stalder K. Determination of hydroxyproline. Clinca Chimica Acta. 1967; 18(2): 267-73.
13. Hilmer SN, Cogger VC, Muller M, et al. The hepatic pharmacokinetics of doxorubicin and liposomal doxorubicin. Drug Metabolism and Disposition. 2004; 32(8): 794-9.
14. Yilmaz M, Demirdover C, Mola F. Treatment options in extravasation injury: an experimental study in rats. Plastic and Reconstructive Surgery. 2002; 109(7): 2418-23.
15. Lebredo L, Barrie R, Woltering EA. DMSO protects against adriamycin-induced tissue necrosis. Journal of Surgical Research. 1992; 53(1): 62-5.
16. Olver IN, Aisner J, Hament A, et al. A prospective study of topical dimethyl sulfoxide for treating anthracycline extravasation. Journal of Clinical Oncology. 1988; 6(11): 1732-5.
17. Ludwig CU, Stoll HR, Obrist R, et al. Prevention of cytotoxic drug induced skin ulcers with dimethyl sulfoxide (DMSO) and alpha-tocopherole. European Journal of Cancer and Clinical Oncology. 1987; 23(3): 327-9.
18. Guo W, Qiu W, Ao X, et al. Low-concentration DMSO accelerates skin wound healing by Akt/mTOR-mediated cell proliferation and migration in diabetic mice. British Journal of Pharmacology. 2020; 177(14): 3327-3341.
19. Kiritsi D, Nyström A. The role of TGFβ in wound healing pathologies. Mechanism of Ageing and Development. 2018; 172: 51-58.
20. Alikhan FS, Maibach H. Topical absorption and systemic toxicity. Cutaneous and Ocular Toxicology. 2011; 30(3): 175-186.