Thừa cân, béo phì và một số yếu tố liên quan của học sinh lớp 5 tại Hà Nội

Nguyễn Thị Hải Yến1, Trần Quang Trung1, Nguyễn Thị Kiều Anh1, Đặng Thị Thanh Hà1
1 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 2600 học sinh lớp 5 tại thành phố Hà Nội năm 2021 về thực trạng thừa cân và béo phì (TCBP) với một số yếu tố liên quan. Học sinh được cân đo nhân trắc và phỏng vấn bằng bộ câu hỏi. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thừa cân béo phì ở học sinh lớp 5 là 37,8%, trong đó tỷ lệ thừa cân là 23,1% và béo phì là 14,7%. Tỷ lệ thừa cân, béo phì và thừa cân béo phì học sinh nam cao hơn so với học sinh nữ, khu vực nội thành cao hơn so với khu vực ngoại thành. Các yếu tố liên quan tới tình trạng thừa cân béo phì ở học sinh gồm: giới, khu vực sống, trình độ học vấn của mẹ, gia đình có người mắc thừa cân béo phì và tần suất ăn sáng. Do đó, cần thực hiện các giải pháp can thiệp để khống chế tình trạng thừa cân béo phì ở học sinh tiểu học tại thành phố Hà Nội, tập trung cho nhóm học sinh ở khu vực nội thành và có các yếu tố nguy cơ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Worth Health Orgnization, (WHO). Fact sheets about obesity and overweight. 2016; https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/obesity-and-overweight. Truy cập ngày 20/07/2021.
2. Di Cesare M, Soric M, Bovet P, et al. The epidemiological burden of obesity in childhood: a worldwide epidemic requiring urgent action. BMC Med. 2019;17(1):212-232.
3. Viện Dinh dưỡng. Báo cáo tóm tắt Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2019 - 2020. 2021.
4. Trần Thị Huyền Trang, Nguyễn Ngọc Quỳnh, Bùi Thị Minh Thái, et al. Thực trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan đến thừa cân, béo phì của học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông tại Hà Nội, năm 2017. Tạp chí Y học dự phòng. 2018;28(5):49-56.
5. Spinelli A, Buoncristiano M, Kovacs VA, et al. Prevalence of Severe Obesity among Primary School Children in 21 European Countries. Obes Facts. 2019;12(2):244-239.
6. Viện Dinh dưỡng. Báo cáo Tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần, tần suất và thói quen tiêu thụ thực phẩm của học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông ở một số tỉnh thành Việt Nam năm 2019. 2019.
7. WHO. Global school-based student health survey (GSHS) core-expanded questions. 2017.
8. Ngô Thị Xuân, Nguyễn Thị Yến, Nguyễn Thị Lâm. Thực trạng thừa cân béo phì ở học sinh tiểu học tại thành phố Bắc Ninh năm 2016. Tạp chí Y học dự phòng. 2018;28(6):119-124.
9. Trương Quang Đạt, Nguyễn Thị Tường Loan. Một số chỉ số nhân trắc và dinh dưỡng ở học sinh tiểu học tại các huyện đồng bằng tỉnh Bình Định năm 2016. Tạp chí Y học dự phòng. 2017;27(8):322-329.
10. Đặng Văn Chức, Đỗ Hồng Quân, Nguyễn Xuân Hùng, et al. Một số yếu tố liên quan đến thừa cân béo phì của học sinh tiểu học Lương Bằng, Kim Động, Hưng Yên năm 2018. Tạp chí Y học dự phòng. 2020;30(2):66-71.
11. Phạm Thị Diệp, Nguyễn Đức Thành, Phạm Duy Tường. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến thừa cân béo phì ở trẻ em 6-11 tuổi tại các trường tiểu học ở thành phố Hải Dương. Tạp chí Y học dự phòng. 2020;30(8):35-40.
12. Nguyễn Thị Hiền, Hồ Thị Diệu Hiền, Nguyễn Bá Nam. Thực trạng thừa cân, béo phì và một số yếu tố liên quan ở học sinh tiểu học tại quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ năm 2017. Tạp chí Y học dự phòng. 2018;28(12):101-106.
13. Okour AM, Saadeh RA, Hijazi MH, et al. Socioeconomic status, perceptions and obesity among adolescents in Jordan. Pan Afr Med J. 2019;34:148-157.