Kết quả giải phẫu sau 12 tháng theo dõi hậu phẫu nội soi nối thông túi lệ - mũi
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Phẫu thuật nội soi nối thông túi lệ - mũi là chỉ định thường gặp trong điều trị tắc ống lệ mũi. Nghiên cứu nhằm đánh giá tỷ lệ thành công về giải phẫu và nhận xét các nguyên nhân gây thất bại của phẫu thuật. Đây là một nghiên cứu tiến cứu trên 84 trường hợp được phẫu thuật nội soi nối thông túi lệ - mũi. Sau phẫu thuật, các bệnh nhân được kiểm tra thông thoáng của lệ đạo và đánh giá miệng nối. Tỷ lệ thông thoáng về giải phẫu của lệ đạo giảm dần ở các thời điểm theo dõi và ở 6 tháng hậu phẫu là 86,91%, sau đó giữ ổn định đến 12 tháng. 63,64% số trường hợp thất bại có nhiều hơn một nguyên nhân: hay gặp nhất là sẹo xơ chít hẹp miệng nối (100%) và chít hẹp lệ quản chung (27,27%). Như vậy, phẫu thuật nội soi nối thông túi lệ - mũi giúp thông thoáng lệ đạo. Tuy nhiên, vẫn có thể gặp thất bại và các nguyên nhân hay gặp nhất là sẹo chít hẹp miệng nối và hẹp lệ quản chung.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
nối thông túi lệ mũi, nội soi, thành công giải phẫu, thông thoáng lệ đạo, nguyên nhân tái phát.
Tài liệu tham khảo
2. Harish V, Benger RS. Origins of lacrimal surgery, and evolution of dacryocystorhinostomy to the present. Clin Exp Ophthalmol. 2014;42(3):284-287.
3. Vinciguerra A, Nonis A, Giordano Resti A, Bussi M, Trimarchi M. Best treatments available for distal acquired lacrimal obstruction: A systematic review and meta-analysis. Clin Otolaryngol. 2020;45(4):545-557.
4. Huang J, Malek J, Chin D, et al. Systematic review and meta-analysis on outcomes for endoscopic versus external dacryocystorhinostomy. Orbit. 2014;33(2):81-90.
5. Ali MJ, Psaltis AJ, Ali MH, Wormald PJ. Endoscopic assessment of the dacryocystorhinostomy ostium after powered endoscopic surgery: behaviour beyond 4 weeks. Clin Exp Ophthalmol. 2015;43(2):152-155.
6. Leong SC, Macewen CJ, White PS. A systematic review of outcomes after dacryocystorhinostomy in adults. Am J Rhinol Allergy. 2010;24(1):81-90.
7. Mak ST, Io IY, Wong AC. Prognostic factors for outcome of endoscopic dacryocystorhinostomy in patients with primary acquired nasolacrimal duct obstruction. Graefes Arch Clin Exp Ophthalmol. 2013;251(5):1361-1367.
8. Vinciguerra A, Nonis A, Resti AG, Barbieri D, Bussi M, Trimarchi M. Influence of Surgical Techniques on Endoscopic Dacryocystorhinostomy: A Systematic Review and Meta-analysis. Otolaryngol Head Neck Surg. 2020:194599820972677.
9. Olver JM. The success rates for endonasal dacryocystorhinostomy. Br J Ophthalmol. 2003;87(11):1431.
10. Erdol H, Akyol N, Imamoglu HI, Sozen E. Long-term follow-up of external dacryocystorhinostomy and the factors affecting its success. Orbit. 2005;24(2):99-102.
11. Cohen O, Amos I, Halperin D, et al. Five- and 10-Year Outcomes for Primary Endoscopic Dacryocystorhinostomy: Failure Rate and Risk Factors. Laryngoscope. 2021;131(1):10-16.
12. Dave TV, Mohammed FA, Ali MJ, Naik MN. Etiologic analysis of 100 anatomically failed dacryocystorhinostomies. Clin Ophthalmol. 2016;10:1419-1422.
13. Lin GC, Brook CD, Hatton MP, Metson R. Causes of dacryocystorhinostomy failure: External versus endoscopic approach. Am J Rhinol Allergy. 2017;31(3):181-185.
14. Timlin HM, Kang S, Jiang K, Ezra DG. Recurrent epiphora after dacryocystorhinostomy surgery: Structural abnormalities identified with dacryocystography and long term outcomes of revision surgery : Success rates of further surgery following failed dacryocystorhinostomy surgery. BMC Ophthalmol. 2021;21(1):117.
15. Welham RA, Wulc AE. Management of unsuccessful lacrimal surgery. Br J Ophthalmol. 1987;71(2):152-157.