Nuôi ăn hoàn hồi dịch tiêu hóa cho trẻ có dẫn lưu hai đầu ruột: Báo cáo ca bệnh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nuôi ăn hoàn hồi dịch tiêu hóa là đưa dịch tiêu hóa mất ra khỏi cơ thể trở lại đường tiêu hóa nhằm mục đích nuôi dưỡng. Phương pháp này sử dụng một đoạn nối nhân tạo ngoài cơ thể giữa hai đầu ruột dẫn lưu để thay thế cho đoạn ruột bị cắt, giúp tái thiết lập tạm thời sự liên tục của đường tiêu hóa và tái tưới máu cho đầu ruột dưới. Nuôi ăn hoàn hồi không những hạn chế biến chứng của nuôi dưỡng tĩnh mạch mà còn hạn chế mất nước, rối loạn điện giải và cải thiện tình trạng dinh dưỡng. Chúng tôi báo cáo một trường hợp bệnh nhi nam, 3 tháng tuổi, tiền sử xoắn ruột sơ sinh, đã được phẫu thuật cắt đoạn ruột và làm dẫn lưu hai đầu ruột tạm thời. Trong thời gian chờ phẫu thuật nối đoạn ruột, bệnh nhi đã được nuôi ăn hoàn hồi dịch tiêu hóa thay vì nuôi dưỡng tĩnh mạch toàn phần. Sau 5 tuần, bệnh nhi đã cải thiện tình trạng dinh dưỡng và thể trạng để có thể bước vào cuộc phẫu thuật nối đoạn ruột. Kết luận: Cần áp dụng nuôi ăn hoàn hồi để thiết lập nuôi dưỡng đường tiêu hóa sớm và hạn chế biến chứng của nuôi dưỡng tĩnh mạch kéo dài trên những bệnh nhi phẫu thuật cắt đoạn ruột.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nuôi ăn hoàn hồi, dẫn lưu hai đầu ruột, hậu môn nhân tạo, trẻ em
Tài liệu tham khảo
2. Draus JM, Huss SA, Harty NJ, et al. Enterocutaneous fistula: Are treatments improving? Surgery. 2006;140(4):570-578. doi:10.1016/j.surg.2006.07.003
3. Niu DG, Yang F, Tian WL, et al. A technique to establish fistuloclysis for high-output jejunocutaneous fistula through percutaneous enterostomy: A case report. Medicine (Baltimore). 2019;98(10):e14653. doi:10.1097/MD.0000000000014653
4. Wu Y, Ren J, Wang G, et al. Fistuloclysis improves liver function and nutritional status in patients with high-output upper enteric fistula. Gastroenterol Res Pract. 2014;2014:941514. doi:10.1155/2014/941514
5. Picot D, Layec S, Dussaulx L, et al. Chyme reinfusion in patients with intestinal failure due to temporary double enterostomy: A 15-year prospective cohort in a referral centre. Clin Nutr. 2017;36(2):593-600. doi:10.1016/j.clnu.2016.04.020
6. Lloyd DA, Gabe SM, Windsor AC. Nutrition and management of enterocutaneous fistula. Br J Surg. 2006;93(9):1045-1055. doi:10.1002/bjs.5396
7. Kumpf VJ, Aguilar-Nascimento JE de, Graf JID-P, et al. ASPEN-FELANPE Clinical Guidelines. J Parenter Enter Nutr. 2017;41(1):104-112. doi:10.1177/0148607116680792
8. Teubner A, Morrison K, Ravishankar HR, et al. Fistuloclysis can successfully replace parenteral feeding in the nutritional support of patients with enterocutaneous fistula. Br J Surg. 2004;91(5):625-631. doi:10.1002/bjs.4520
9. Maisels MJ, Watchko JF, Bhutani VK, et al. An approach to the management of hyperbilirubinemia in the preterm infant less than 35 weeks of gestation. J Perinatol. 2012;32(9):660-664. doi:10.1038/jp.2012.71