Tỷ lệ phân lập, đề kháng kháng sinh của streptococcus pneumoniae gây viêm phổi nặng ở trẻ em Cần Thơ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Streptococcus pneumoniae là vi khuẩn phổ biến nhất gây viêm phổi mắc phải tại cộng đồng (CAP) ở trẻ em. Tỷ lệ S. pneumoniae đề kháng kháng sinh ngày càng tăng, đặc biệt trong CAP nặng. Tỷ lệ phân lập và mức độ kháng kháng sinh của S. pneumonniae gây CAP nặng ở trẻ em tại Cần Thơ cần được cập nhật. Bệnh phẩm dịch tỵ hầu ở trẻ em đươc nuôi cấy, phân lập xác định S. pneumoniae, đánh giá kháng sinh đồ và xác định MIC. Kết quả 89 chủng S. pneumoniae được phân lập từ 239 bệnh nhi CAP nặng. Vi khuẩn hoàn toàn không nhạy penicillin với MIC90 là 64 mg/L, gấp 8 lần so với ngưỡng kháng theo CLSI (2017); đề kháng cao với erythromycin (96,6%), trimethoprim/sulfamethoxazole (89,9%), clindamycin và clarithromycin (cùng 88,8%); nhạy với chloramphenicol, levofloxacin, ciprofloxacin, ceftriaxone với tỷ lệ lần lượt là 94,4%, 80,9%, 59,6%, 46,1%; 100% các chủng nhạy cảm với vancomycin và linezolid. Vì vậy, lựa chọn kháng sinh đầu tay nên là ceftriaxone. Kháng sinh thay thế có thể là levofloxacin, vancomycin hoặc linezolid.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Streptococcus pneumoniae, đề kháng kháng sinh, viêm phổi nặng, trẻ em, Cần Thơ
Tài liệu tham khảo
2. Marangu D, Zar HJ. Childhood pneumonia in low-and-middle-income countries: An update. Paediatric respiratory reviews. 2019;32:3-9.
3. Wahl B, O'Brien KL, Greenbaum A, et al. Burden of Streptococcus pneumoniae and Haemophilus influenzae type b disease in children in the era of conjugate vaccines: global, regional, and national estimates for 2000-15. The Lancet Global health. 2018;6(7):e744-e757.
4. Lee JK, Yun KW, Choi EH, Kim SJ, Lee SY, Lee HJ. Changes in the Serotype Distribution among Antibiotic Resistant Carriage Streptococcus pneumoniae Isolates in Children after the Introduction of the Extended-Valency Pneumococcal Conjugate Vaccine. Journal of Korean medical science. 2017;32(9):1431-1439.
5. Beheshti M, Jabalameli F, Feizabadi MM, Hahsemi FB, Beigverdi R, Emaneini M. Molecular characterization, antibiotic resistance pattern and capsular types of invasive Streptococcus pneumoniae isolated from clinical samples in Tehran, Iran. BMC microbiology. 2020;20(1):167.
6. WHO. Pocket book of Hospital care for children - Guidelines for the Management of common childhood illnesses. 2nd ed. Geneva: World Health Organization; 2013.
7. Harris M, Clark J, Coote N, et al. British Thoracic Society guidelines for the management of community acquired pneumonia in children: update 2011. Thorax. 2011;66 Suppl 2:ii1-23.
8. Nguyễn Phước Hưng. Khảo sát nồng độ procalcitonin máu ở trẻ từ 2 tháng đến 15 tuổi bị viêm phổi tại bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2016;20(1):31-36.
9. Murdoch DR, Morpeth SC, Hammitt LL, et al. Microscopic Analysis and Quality Assessment of Induced Sputum From Children With Pneumonia in the PERCH Study. Clinical infectious diseases : an official publication of the Infectious Diseases Society of America. 2017;64(suppl_3):S271-s279.
10. Clinical and Laboratory Standards Institute (CLSI). Performance Standards for Antimicrobial Susceptibility Testing. In: CLSI supplement M100. 27th ed. Wayne, PA: Clinical and Laboratory Standards Institute; 2017.
11. Sweeney MT, Lubbers BV, Schwarz S, Watts JL. Applying definitions for multidrug resistance, extensive drug resistance and pandrug resistance to clinically significant livestock and companion animal bacterial pathogens. Journal of Antimicrobial Chemotherapy. 2018;73(6):1460-1463.
12. Larsson M, Nguyen HQ, Olson L, Tran TK, Nguyen TV, Nguyen CTK. Multi-drug resistance in Streptococcus pneumoniae among children in rural Vietnam more than doubled from 1999 to 2014. Acta paediatrica (Oslo, Norway : 1992). 2021.
13. Shah SN, Bachur RG, Simel DL, Neuman MI. Does This Child Have Pneumonia?: The Rational Clinical Examination Systematic Review. Jama. 2017;318(5):462-471.
14. Williams DJ, Zhu Y, Grijalva CG, et al. Predicting Severe Pneumonia Outcomes in Children. Pediatrics. 2016;138(4):e20161019. doi: 20161010.20161542/peds.20162016-20161019.
15. Williams DJ, Edwards KM, Self WH, et al. Effectiveness of β-Lactam Monotherapy vs Macrolide Combination Therapy for Children Hospitalized With Pneumonia. JAMA pediatrics. 2017;171(12):1184-1191.
16. Al Saeedy D, Gillani SW, Al-Salloum J, Moosvi A, Eissa M, Gulam SM. Comparative Efficacy of Beta-Lactams and Macrolides in the Treatment of Pediatric Pneumonia: a Systematic Review. Current pediatric reviews. 2020.
17. El-Kholy A, Badawy M, Gad M, Soliman M. Serotypes and Antimicrobial Susceptibility of Nasopharyngeal Isolates of Streptococcus pneumoniae from Children Less Than 5 Years Old in Egypt. Infection and drug resistance. 2020;13:3669-3677.