Thực trạng bệnh lý đường hô hấp của người lao động Công ty Xi măng Phúc Sơn, Hải Dương năm 2019

Nguyễn Quốc Doanh, Quách Thị Như Trang, Phạm Thị Quân, Nguyễn Ngọc Anh, Lê Thị Thanh Xuân, Lê Thị Hương, Nguyễn Thanh Thảo

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành nhằm mục tiêu mô tả thực trạng bệnh lý đường hô hấp của người lao động Công ty xi măng Phúc Sơn, Hải Dương năm 2019. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện có chủ đích gồm toàn bộ 184 người lao động đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn. Trong số 184 người lao động tham gia nghiên cứu, độ tuổi trung bình của người lao động là 36,6 ± 6,1, tuổi nghề trung bình là 10,1 ± 3,6 tuổi. Hai triệu chứng cơ năng về hô hấp ở đối tượng nghiên cứu có tần xuất gặp cao nhất là ho (chiếm 12,5%) và khạc đờm (chiếm 14,1%). Có 27 người lao động (chiếm 14,6%) có sự biến đổi về chức năng hô hấp trong đó rối loạn thông khí (RLTK) hạn chế chiếm tỷ lệ 13,1% và RLTK tắc nghẽn chiếm tỷ lệ 1,6%. Có 42 người lao động có hình ảnh tổn thương trên phim chụp X-quang, chiếm tỷ lệ 23%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Thị Thanh Xuân và Nguyễn Ngọc Anh. Sức Khỏe Nghề Nghiệp - Giáo Trình Đào Tạo Sau Đại Học. Đại học Y Hà Nội: Nhà xuất bản Y học; 2017.
2. Bộ Y Tế (2019) Báo cáo y tế lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp.
3. Tạ Thị Kim Nhung. Thực trạng bệnh hô hấp và một số yếu tố liên quan của người lao động tiếp xúc trực tiếp với bụi silic ở tỉnh thái nguyên năm 2018. 2018.
4. Hải Dương. In: Https://Vi.Wikipedia.Org.
5. Nguyễn Đức Việt(2011). Môi trường lao động và tình hình sức khỏe công nhân công ty xi măng X78 năm 2010-2011.
6. Đinh Thị Liên. Kiến Thức thái độ thực hành về phòng bệnh bụi phổi silic của người lao động tại một công ty thuộc tỉnh Hải Dương. 2018.
7. Lê Thị Thu Hằng. Môi trường lao động và tình hình sức khỏe công nhân nhà máy xi măng Bút Sơn - Hà Nam năm 2009-2010. 2010.
8. Souza TP, Watte G, Gusso AM, Souza R, Moreira J da S, Knorst MM. Silicosis prevalence and risk factors in semi-precious stone mining in Brazil. Am J Ind Med. 2017;60(6):529-536. doi:10.1002/ajim.22719
9. Thân Đức Mạnh. Thực trạng mắc bệnh bụi phổi silic của người lao động tại một nhà máy luyện thép ở Thái Nguyên và một số yếu tố liên quan. 2019.
10. Công ty xi măng phúc sơn. https://vnr500.com.vn/Thong-tin-doanh-nghiep/CONG-TY-XI-MANG-PHUC-SON-Chart--266-2011.html. Accessed April 26, 2020.
11. Vũ Văn Triển. Nghiên cứu một số triệu chứng bệnh đường hô hấp và môi trường lao động của công nhân thi công cầu Nhật Tân. 2014.
12. Đặng Phương Linh, Lê Thị Thanh Xuân, Nguyễn Ngọc Anh. Đặc điểm bệnh bụi phổi silic ở lao động của một công ty sản xuất xi măng ở Hải Dương. Học Việt Nam. 2019;484:108-112.
13. Phạm Thị Thùy Dương(2019). Thực trạng mắc một số bệnh hô hấp của người lao động tại một công ty ở tỉnh Thái Nguyên và yếu tố liên quan.
14. Lê Minh Dũng (2012). Đặc điểm bệnh lý đường hô hấp của công nhân tiếp xúc với bụi Silic tại một số nhà máy xí nghiệp Quốc phòng. Tạp chí Y học thực hành, 7(834), 119 - 122.
15. Nguyễn Ngọc Anh, Tạ Thị Kim Nhung, Lê Thị Thanh Xuân. Thực trạng mắc bệnh bụi phổi silic của người lao động ở một nhà máy luyện gang và một số yếu tố liên quan năm 2018. Học Việt Nam. 2019;478:96-100.
16. Tavakol E., Azari M., Zendehdel R. và cộng sự. (2017). Risk Evaluation of Construction Workers’ Exposure to Silica Dust and the Possible Lung Function Impairments. Tanaffos, 16(4), 295–303.
17. GOLD (2019) Pocket guide to COPD diagnosis, managenment, and prevention
18. Viegi G. Pellegrino R., Brusasco V. et al (2005). Interpretative strategies for lung function tests. European Respiratory Journal, 26, 948 - 968.