Đặc điểm các hình ảnh bất thường trên phim X-quang phổi và một số yếu tố liên quan của người lao động tiếp xúc với bụi silic tại Phú Yên năm 2020
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Việc tiếp xúc với bụi silic trong môi trường lao động làm tăng nguy cơ xuất hiện các tổn thương trên phim X-quang ngực thẳng. Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 220 người lao động tiếp xúc trực tiếp với bụi silic nhằm mô tả các hình ảnh tổn thương trên phim X-quang và một số yếu tố liên quan của người lao động tiếp xúc trực tiếp với bụi silic ở một số cơ sở sản xuất tỉnh Phú Yên năm 2020. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ người lao động có tổn thương đám mờ gợi ý chẩn đoán mắc bệnh bụi phổi silic là 1,8%. Các tổn thương nhu mô phổi trên phim X-quang mà người lao động gặp phải đa số là thể nhẹ. Trong đó, tổn thương đám mờ nhỏ có mật độ 1/1 chiếm đa số với 75,0%. 100% các đám mờ nhỏ trên phim X-quang đều có kích thước loại p/p. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng có tổn thương đám mờ trên phim X-quang với tuổi đời của người lao động (p < 0,05). Cần có các biện pháp phòng ngừa tác hại của bụi silic, đảm bảo sức khoẻ cho người lao động ở Phú Yên.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
người lao động, bụi phổi silic, X-quang, Phú Yên.
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Quảng Thức. Thực trạng bệnh nghề nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam. http://moh.gov.vn/pcbenhnghenghiep/pages/tintuc.aspx?CateID=9&ItemID=720. Published 2013. Accessed 10/05/2018.
3. Cục Quản lý môi trường Y tế - Bộ Y tế. Báo cáo công tác y tế lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp năm 2015. 2016.
4. Tạ Thị Kim Nhung, Nguyễn Ngọc Anh, Lê Thị Thanh Xuân và cs. Thực trạng mắc bệnh bụi phổi silic của người lao động ở một nhà máy luyện gang và một số yếu tố liên quan năm 2018. Tạp chí Y học Việt Nam. 2019;478:96-100.
5. Nguyễn Minh Đức, Lê Thị Hương, Khương Văn Duy và cs. Thực trạng mắc bệnh bụi phổi silic ở người lao động trong các ngành nghề có nguy cơ cao tại tỉnh Bình Định năm 2018. Tạp chí Y học Việt Nam. 2019(01-Tháng 9):144-148.
6. Nguyễn Ngọc Anh, Lê Thị Thanh Xuân, Nguyễn Thanh Thảo và cs. Thực trạng bụi trong môi trường làm việc và tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic ở người lao động công ty cơ khí gang thép năm 2018. Tạp chí Y học dự phòng. 2018;30(4):198-205.
7. Song F.R, Qiu W., Ruan B., et al. A comparative study on diagnosis of silicosis by digital and high kV film-screen chest radiography. Zhonghua Lao Dong Wei Sheng Zhi Ye Bing Za Zhi. Dec 20 2020;38(12):919-921. doi:10.3760/cma.j.cn121094-20190613-00226
8. Jones C.M., Pasricha S.S, Heinze S.B, et al. Silicosis in artificial stone workers: Spectrum of radiological high-resolution CT chest findings. J Med Imaging Radiat Oncol. Apr 2020;64(2):241-249. doi:10.1111/1754-9485.13015
9. Liu J., Li M., Liu R.R, et al. [Establishment of a CT image radiomics-based prediction model for the differential diagnosis of silicosis and tuberculosis nodules]. Zhonghua Lao Dong Wei Sheng Zhi Ye Bing Za Zhi. Sep 20 2019;37(9):707-710. doi:10.3760/cma.j.issn.1001-9391.2019.09.019
10. Lê Thị Hằng, Đào Xuân Vinh, Đoàn Huy Hậu và cs. Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh bụi phổi silic ở công nhân sản xuất vật liệu ngành xây dựng. Tạp chí Y học thực hành. 2002;408(2):73 - 75.
11. Gumersindo Rego AP, Aida Quero, Alejandro Dubois et al. High Prevalence and Advanced Silicosis in Active Granite Workers: A Dose-Response Analysis Including FEV1. Journal of Occupational and Environmental Medicine. 2008;50(7):827 - 833.
12. Huỳnh Thanh Hà và Trịnh Hồng Lân. Khảo sát tình hình bệnh nhiễm bụi phổi silic nghề nghiệp tại một số cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng thuộc công ty xây dựng Dĩ An - Bình Dương Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh. 2008;4(12):240 - 246.