Rối loạn chức năng hô hấp của bệnh nhân bụi phổi silic tại Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2020
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu được tiến hành tại Khoa bệnh phổi nghề nghiệp, Bệnh viện Phổi Trung ương nhằm mô tả các rối loạn thông khí phổi ở bệnh nhân mắc bệnh bụi phổi silic. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang được áp dụng trên 86 người bệnh bằng phỏng vấn trực tiếp và phân tích hô hấp ký từ bệnh án của đối tượng nghiên cứu. Kết quả cho thấy 23,3% đối tượng nghiên cứu có rối loạn thông khí hạn chế, 23,3% có rối loạn thông khí tắc nghẽn và 12,7% có rối loạn thông khí hỗn hợp. Trong số đối tượng có hội chứng hạn chế, hơn một nửa là ở mức độ nhẹ (60,0%), rối loạn thông khí hạn chế mức độ nặng chiếm 30,0% và rối loạn thông khí mức độ vừa chiếm 10,0%. Trong số đối tượng có hội chứng tắc nghẽn 45% là mức độ nặng trở lên, rối loạn thông khí tắc nghẽn mức độ vừa cũng chiếm 45% và mức độ nhẹ chỉ chiếm 10,0%. Cần có những hỗ trợ và hướng dẫn về các biện pháp dự phòng bệnh bụi phổi silic cho người lao động.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
bệnh bụi phổi silic, Bệnh viện Phổi Trung ương, rối loạn chức năng hô hấp.
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y tế. Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán. truy cập 20/12/2020, https://moh.gov.vn/web/phong-chong-benh-nghe-nghiep/thong-tin-hoat-dong/-/asset_publisher.
3. Fernández Álvarez R, Martínez González C, Quero Martínez A, at al. Guidelines for the diagnosis and monitoring of silicosis. Archivos de bronconeumologia. Feb 2015;51(2):86-93. doi:10.1016/j.arbres.2014.07.010.
4. Thomas CR, Kelley TR. A brief review of silicosis in the United States. Environmental health insights. May 18 2010;4:21-6. doi:10.4137/ehi.s4628.
5. Wang X, Yano E. Pulmonary dysfunction in silica-exposed workers: a relationship to radiographic signs of silicosis and emphysema. American journal of industrial medicine. Aug 1999;36(2):299-306. doi:10.1002/(sici)1097-0274(199908)36:2<299::aid-ajim9>3.0.co;2-w.
6. Wang X, Yano E, Nonaka K, et al. Respiratory impairments due to dust exposure: a comparative study among workers exposed to silica, asbestos, and coalmine dust. American journal of industrial medicine. May 1997;31(5):495-502. doi:10.1002/(sici)1097-0274(199705)31:5<495::aid-ajim2>3.0.co;2-t.
7. Yang SC, Lin YF. Airway function and respiratory resistance in Taiwanese coal workers with simple pneumoconiosis. Chang Gung medical journal. Jul-Aug 2009;32(4):438-46.
8. Ulvestad B, Lund MB. [Increased risk of chronic obstructive pulmonary disease among tunnel construction workers]. Tidsskrift for den Norske laegeforening: tidsskrift for praktisk medicin, ny raekke. Aug 28 2003;123(16):2292-5. Tunnelarbeid gir okt risiko for kronisk obstruktiv lungesykdom.
9. International Labour Organization. Guidelines for the use of the ILO international classification of ragiographs of pneucomoniosies. Revised edition 2000.
10. International Labour Organization. Guidelines for the use of the ILO international classification of ragiographs of pneucomoniosies. Revised edition 2011.
11. Lê Hoài Cảm, Nguyễn Ngọc Sơn. Tỷ lệ nhiễm bụi và đặc điểm lâm sàng X – quang, thông khí phổi của công nhân mắc bệnh bụi phổi silic tại xí nghiệp tàu thủy Sài Gòn. Tạp chí Y học thực hành. 2012;817(4):trang 29-33.
12. Lưu Văn Hoát. Góp phần nghiên cứu bệnh phổi nhiễm bụi silic (silicosis) trong công nhân vùng mỏ than Quảng Ninh. Luận án Tiến sĩ. Đại học Y Hà Nội; 1983.
13. Ngô Thùy Nhung, Khương Văn Duy. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân mắc bệnh bụi phổi đến khám và điều trị tại Bệnh viện Phổi Trung ương từ tháng 6/2015 đến tháng 12/2016. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Y Hà Nội; 2017.
14. Lê Thị Hằng. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh bụi phổi silic ở công nhân sản xuất vật liệu xây dựng và hiệu quả biện pháp can thiệp. Luận văn. Đại học Y Hà Nội; 2007.
15. Rosenman KD, Reilly MJ, Kalinowski D, and at al. Silicosis in the 1990s. Chest. Mar 1997;111(3):779-86. doi:10.1378/chest.111.3.779
16. Manno M, Levy L, Johanson G, et al. Silica, silicosis and lung cancer: what level of exposure is acceptable? La Medicina del lavoro. Dec 20 2018;109(6):478-480. doi:10.23749/mdl.v109i6.7928