Hiệu quả của dung dịch Maltodextrin 12,5% đường uống 2 - 4 giờ trước phẫu thuật cắt túi mật nội soi
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
TÓM TẮT:
Nhịn đói qua đêm trước phẫu thuật nhằm tránh biến chứng hít sặc phổi, tuy nhiên gây ra khó chịu cho người bệnh. Hiệp hội Tăng Cường Phục Hồi Sau Phẫu Thuật (ERAS) và Hiệp Hội Gây Mê Châu Âu (ESA) đã khẳng định sử dụng carbohydrate đường uống trước phẫu thuật 2 giờ là an toàn và cải thiện cảm giác khó chịu liên quan phẫu thuật của người bệnh. Chúng tôi tiến hành thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng trên 40 bệnh nhân phẫu thuật cắt túi mật nội soi. Nhóm can thiệp được uống 200ml dung dịch maltodextrin 12,5% trước phẫu thuật 2 - 4 giờ. Nhóm chứng nhịn ăn uống từ 22 giờ ngày hôm trước phẫu thuật. Đánh giá tỉ lệ hít sặc phổi, thể dịch dịch tồn dư dạ dày trước phẫu thuật, cảm giác đói, khát, khô miệng, đau tại các thời điểm: lúc nhập viện, trước phẫu thuật, sau phẫu thuật. Nghiên cứu cho thấy không có trường hợp hít sặc phổi nào, thể tích dịch tồn dư dạ dày giữa 2 nhóm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,1682). Giá trị trung bình điểm đói, khát, khô miệng trước phẫu thuật ở nhóm can thiệp thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p < 0,01). Điểm cảm giác đói, khát, khô miệng, đau sau phẫu thuật ở nhóm can thiệp thấp hơn nhóm chứng không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết luận: Bổ sung 200ml dung dịch maltodextrin 12,5 % đường uống 2 - 4 giờ trước phẫu thuật cắt túi mật nội soi là an toàn và giúp cải thiện cảm giác đói, khát, khô miệng trước phẫu thuật.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Maltodextrin 12,5%, carbohydrate đường uống, nhịn ăn, cảm giác khó chịu, ERAS, thể tích dịch tồn dư dạ dày
Tài liệu tham khảo
2. Wang ZG, Wang Q, Wang WJ et al. Randomized clinical trial to compare the effect of preoperative oral carbonhydrate versus placebo on insulin resistance after colorectal surgery. Br J Surg. 2010 mar 97 (3): 317-27.
3. Vigano J, Cereda E, Caccialanza R et al. Effect of preoperative oral carbonhydrate supplementation on postoperative metabolic stress response of patients undergoing elective abdominal surgery. World J Surg. 2012; 36(8): 1738- 43.
4. Breuer JP, Von V, Heymann C et al. Preoperative oral carbohydrate administration to ASA III–IV patients undergoing elective cardiac surgery. Anesth Analg. 2006; 103(5):1099-108.
5. Svanfeldt M, Thorell A, Hausel J et al. Randomized Clinical trial of the effect of preoperative oral carbohydrate treatment on postoperative whole-body protein and glucose kinetics. Br J Surg. 2007; 94(11):1342-50.
6. Fatos S, Avdyl K, Astrit H et al. A Randomimized trial of preoperative oral carbohydrates in abdominal Surgery. BMC Anesthesiology. 2014; 14:93.
7. Tryba M, Zenz M, Mlasowsky B et al. Does a stomach tube rnhance regurgitation during general anaesthesia? Anaesthesist 1983; 32:407-9.
8. T. Bisgaard, V.B Kristiansen. Randomized clinical trial comparing an oral carbohydrate beverage with placebo before laparoscopic cholecystectomy. Br J Surg. 2004; 91 (2): 151-8.
9. Heli H, Hanna B, Pasi O et al. Effect of pre-operative oral carbohydrate loading on recovery after day-case cholecystectomy. Eur J Anaesthesiol 2019; 36:605-611.
10. Emine O, Isil I, Omer F. The Efect of preoperative oral carbohydrate administration on insulin resistance and comfort level in patients undergoing surgery. J Perianesth Nurs. 2019; 34 (3): 539-550.
11. Nermina R, Visnja N, Senada C et al. A randomised controlled study of preoperative oral carbohydrate loading versus fasting in patients undergoing colorectal surgery. International Journal of Colorectal Disease. 2019; 34(9):1551-1561.
12. Soop M, Nygren J, Myrenfors P et al. Preoperative oral carbohydrate treatment attenuates immediate post- operative insulin resistance. Am J Physiol Endocrinol Metab. 2001; 280(4), E576-83.