Tăng Acid uric máu không triệu chứng và một số yếu tố liên quan ở nam giới đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm nhận xét tình trạng tăng acid uric máu không triệu chứng và một số yếu tố liên quan ở nam giới đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội với 798 nam giới từ 18 tuổi trở lên từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tăng acid uric máu không triệu chứng là 41,4%, nồng độ acid uric máu trung bình là 405,2 ± 81,2 µmol/l (cao nhất là 820 µmol/l ), hay gặp nhất ở nhóm từ 40 đến 59 tuổi (chiếm 48,3%). Uống rượu bia, tăng huyết áp, thừa cân/ béo phì, rối loạn lipid máu là yếu tố nguy cơ gây tăng acid uric máu (p < 0,05). Có mối tương quan đồng biến giữa nồng độ acid uric máu với nồng độ Cholesterol toàn phần, Triglycerid máu (p < 0,05). Tình trạng tăng acid uric máu không triệu chứng ở nam giới có xu hướng tăng cao, đặc biệt ở những người có rối loạn lipid máu, tăng huyết áp và có sử dụng rượu bia.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tăng acid uric máu, không triệu chứng, nam giới
Tài liệu tham khảo
2. George C, Minter DA. Hyperuricemia. In: StatPearls. StatPearls Publishing; 2021. Accessed July 14, 2021. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK459218/.
3. Zhu Y, Pandya BJ, Choi HK. Prevalence of gout and hyperuricemia in the US general population: the National Health and Nutrition Examination Survey 2007-2008. Arthritis Rheum. 2011;63(10):3136-3141. doi:10.1002/art.30520.
4. Ni Q, Lu X, Chen C, et al. Risk factors for the development of hyperuricemia: A STROBE-compliant cross-sectional and longitudinal study. Medicine (Baltimore). 2019;98(42):e17597. doi:10.1097/MD.0000000000017597.
5. Trịnh Kiến Trung. Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh Gout và hội chứng chuyển hóa ở người từ 40 tuổi trở lên tại thành phố Cần Thơ. Học Viên Quân. 2015;Luận văn Tiến sĩ y học.
6. Phạm Thị Dung, Lê Bạch Mai. Một số yếu tố liên quan đến tăng acid uric huyết thanh ở người trưởng thành nông thôn Thái Bình. Tạp chí Y học Dự phòng. 2014; XXIV,số 8 (157): 37- 41.
7. Raja S, Kumar A, Aahooja RD, et al. Frequency of Hyperuricemia and its Risk Factors in the Adult Population. Cureus. 11(3):e4198. doi:10.7759/cureus.4198.
8. Lin X, Wang X, Li X, et al. Gender- and Age-Specific Differences in the Association of Hyperuricemia and Hypertension: A Cross-Sectional Study. Int J Endocrinol. 2019; 2019:7545137. doi:10.1155/2019/7545137.
9. Song P, Wang H, Xia W, et al. Prevalence and correlates of hyperuricemia in the middle-aged and older adults in China. Sci Rep. 2018; 8(1):4314. doi:10.1038/s41598-018-22570-9.
10. WANG H, WANG L, XIE R, et al. Association of Serum Uric Acid with Body Mass Index: A Cross-Sectional Study from Jiangsu Province, China. Iran J Public Health. 2014; 43(11):1503-1509.
11. Becker MA, Jolly M. Hyperuricemia and associated diseases. Rheum Dis Clin North Am. 2006; 32(2):275-293, v-vi. doi:10.1016/j.rdc.2006.02.005.
12. Liu F, Du G-L, Song N, et al. Hyperuricemia and its association with adiposity and dyslipidemia in Northwest China: results from cardiovascular risk survey in Xinjiang (CRS 2008–2012). Lipids Health Dis. 2020; 19(1):58. doi:10.1186/s12944-020-01211-z.