Kiến thức, thái độ, thực hành và tình trạng lợi của sinh viên răng hàm mặt Trường Đại học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện để đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành (KAP) chăm sóc
sức khỏe răng miệng và mối liên quan với tình trạng viêm lợi trên đối tượng sinh viên năm nhất và năm ba
chuyên ngành Răng Hàm Mặt, trường Đại học Y Hà Nội năm học 2020 - 2021. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
88,8% sinh viên có thái độ tốt, trong khi chỉ có 44% và 41,6% sinh viên lần lượt đạt thực hành và kiến thức mức
độ tốt; sinh viên năm ba có kiến thức, thái độ, thực hành tốt hơn sinh viên năm nhất; đa số sinh viên có chỉ số
vệ sinh răng miệng cơ bản OHI-S (oral hygiene index - simple) ở độ 1 với 49,6%; và tình trạng viêm lợi của sinh
viên đang ở mức rất cao (90,4%). Từ đó chúng tôi kết luận rằng, thái độ chăm sóc sức khoẻ răng miệng của sinh
viên khá tốt, nhưng kiến thức và thực hành còn kém (88,8% so với 44% và 41,6%). Đặc biệt, kiến thức, thái độ,
thực hành chăm sóc răng miệng có liên quan đến tình trạng lợi, nhưng không phải yếu tố duy nhất. Điều đó được
thể hiện ở chi tiết số liệu thống kê KAP của sinh viên năm ba đều cao hơn nhóm còn lại, với 58,9% sinh viên
đạt kiến thức tốt, 92,9% đạt thái độ tốt và 55,4% đạt thực hành tốt; nhưng tỉ lệ viêm lợi là 94,64%, cao hơn sinh
viên năm nhất. Cần nâng cao kiến thức, thực hành chăm sóc sức khoẻ răng miệng, và cải thiện sức khoẻ lợi.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
viêm lợi, kiến thức, thái độ, thực hành, sinh viên nha khoa
Tài liệu tham khảo
2. Trần Văn Trường, Lâm Ngọc Ấn, Trịnh Đình Hải. Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc ở Việt Nam. Tạp chí Y Học Việt Nam. 2000;10.
3. C B. Rationalizing the dental curriculum in light of current disease prevalence and patient demand for treatment: form vs. content. J Dent Educ. 2001;66:1203-8.
4. BK A-Z. Oral Health Knowledge of Periodontal Disease among University Students. Int J Dent. 2013;2013(Article ID 647397):7 pages.
5. Abdullah Ghalib Amran MNA. Assessment of Gingival Health Status among a Group of Preclinical and Clinical Dental Students at Thamar University, Yemen. IOSR J Dent Med Sci. 2016;(15).
6. Ban Karem Hassan BJA, Alyamama Mahmood Alwan, Raed A Badeia. Self-Reported Oral Health Attitudes and Behaviors, and Gingival Status of Dental Students. Clin Cosmet Investig Dent. 2020;12:225-232. doi: 10.2147/CCIDE.S249708.
7. Hoàng Thị Đợi TMD. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh răng miệng ở sinh viên năm thứ 1 và năm thứ 3 trường Cao đẳng Y tế Hà Nội. Tạp chí Y học thực hành. 2014;10(979):56-63.
8. Polychronopoulou A KM, Athanasouli T. Oral self-care behavior among dental school students in Greece. J Oral Sci. 2002;44:73-8.
9. M. Kawamura EH, E. Widstrom and T. Komabayashi. Cross-cultural differences of self-reported oral health behaviour in Japanese and Finnish dental students. Int Dent J. 2000;50:46-50.
10. Kawamura M YH, Hu DY, et al. A cross-cultural comparison of oral attitudes and behaviour among freshman dental students in Japan, Hong Kong and West China. Int Dent J. 2001;51:159-63.
11. Silness J LeH. Periodontal disease in pregnancy. Acta Odontol Scand. 1964;22:121.
12. Loe H SJ. Periodontal disease in pregnancy. I. Prevalence and severity. Acta Odont Scand. 1963;21:533-51.
13. John G.Greene D.M.D. MPH, Jack R.Vermillion M.P.H. The Simplified Oral Hygiene Index. The Journal of the American Dental Association. 1964;68(1):7-13.
14. Khoramian Tusi Somayeh FR RZM. Investigation of DMFT & OHI-S Indices in Students of Alborz University of Medical Sciences in 2018. 2018;2020:10.
15. AlGhamdi AS AA, Alyafi RA, Kayal RA, Al-Zahrani MS. Gingival health and oral hygiene practices among high school children in Saudi Arabia. Ann Saudi Med. 2020;40(2):126-135. doi: 10.5144/0256-4947.2020.126.