Một số biến chứng trong hóa - xạ trị điều biến liều bệnh ung thư vòm mũi họng giai đoạn IIB-III
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu trên 45 người bệnh ung thư biểu mô vòm mũi họng (týp 3- WHO) giai đoạn IIB-III được hóa trị bằng cisplatin hàng tuần kết hợp với xạ trị điều biến liều, có hoặc không có hóa trị bổ trợ phác đồ CF tại Bệnh viện K. Kết quả: đáp ứng hoàn toàn tại u là 95,6%, tại hạch là 92,5%; tỷ lệ người bệnh hoàn thành được 5-6 chu kỳ hóa chất đồng thời xạ trị lần lượt là 24,4% và 53,3%; biến chứng cấp nặng nhất gặp trên lâm sàng có ảnh hưởng tới quá trình điều trị là viêm miệng cấp độ 3 là 27 bệnh nhân chiếm 60%; biến chứng mạn: viêm da mạn tính độ 1 và 2 lần lượt là 28,9%, 4,4%; viêm niêm mạc miệng mạn tính độ 1 là 62,2%, độ 2 là 13,3%; viêm tuyến nước bọt mạn tính độ 1, độ 2 lần lượt là 51,1, 13,3%; mất vị giác độ 1 là 46,7% độ 2 là 8,9%, chưa ghi nhận bệnh nhân có biến chứng mạn tính từ độ 3 trở lên. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ chấp thuận phác đồ khá cao so với phác đồ thông thường với cisplatin truyền ngày 1, 22, 43. Các biến chứng cấp và mạn tính giảm đáng kể so với xạ trị 2D và 3D.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư vòm họng giai đoạn IIB-III, hóa xạ trị hàng tuần, xạ trị điều biến liều, biến chứng cấp và mạn
Tài liệu tham khảo
2. Chen Y, Liu MZ, Liang SB et al, Preliminary results of a randomized trial comparing concurrent chemoradiotherapy plus adjuvant chemotherapy with radiotherapy alone in patients with locoregionally advanced nasopharyngeal carcinoma in endemic regions of China, Int J Radiat Oncol Biol Phys. 2008; 71(5), 1356-1364.
3. AJCC 7th Ed Cancer Staging Manual, American Joint Committee on Cancer, 2010.
4. Al-Sarraf M, Le Blanc M, Giri PGS et al., Chemoradiotherapy versus radiotherapy in patients with advanced naropharyngeal cancer- Phase III randomized Intergroup Study 0099, J Clin Oncol 1998, vol. 16, pp. 1310-1317, 1998.
5. Wee J, Tan EH, Tai BC et al, Randomized trial of radiotherapy versus concurrent chemoradiotherapy followed by adjuvant chemotherapy in patients with AJCC/UICC stage III and IV naropharynreal cancer of edemic variety, Journal of Clinical Oncology. 2005; 23, 6730-6738.
6. Lee AVM, Lau WH, Tung SY et al, Prospective randomized study pn therapeutic gain achieved by addition of chemotherapy for T1-4N2-3M0 Naropharyngeal Carcinoma(NPC), Jounal of clinical oncology. 2004; 22, 5506.
7. Kuang W.L, Zhou Q, Shen L.F et al, Outcomes and prognostic factors of conformal radiotherapy versus intensity-modulated radiotherapy for nasopharyngeal carcinoma, Clin Transl Oncol. 2012; 14, 783-790.
8. Ozdemir S, Akin M, Coban Y, Acute Toxicity in Nasopharyngeal Carcinoma Patients Treated with IMRT/VMAT, Asian Pacific Journal of Cancer Prevention. 2015; 16, 1897-1900.
9. Lalya I, Marnouche E.A, Abdelhak M et al, Radiotherapy of nasopharyngeal cancer using Rapidarc: dosimetric study of military teaching hospital Mohamed V, Morocco, BMC Research Notes. 2017; 10, 112.
10. Eisbruch A, Dawson L.A, Kim H.M et al, Salivary Gland Sparing and Improved Target Irradiation by Conformal and Intensity Modulated Irradiation of Head and Neck Cancer, World Journal of Surgery. 2003; 27, 832-837.
11. Yao J.J, Chen F.P, Zhou G.Q et al, A prospective study on radiation doses to organs at risk (OARs) during intensity-modulated radiotherapy for nasopharyngeal carcinoma patients, oncotarget. 2016; 7(16), 21742-21752.
12. Ngô Thanh Tùng, Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và kết quả xạ trị ung thư biểu mô vòm họng tại bệnh viện K giai đoạn 1993-1995, Luận văn thạc sỹ y học, 2001.