Sự thay đổi kích thước khối phình động mạch chủ bụng và một số yếu tố liên quan sau can thiệp đặt Stent Graft

Phạm Minh Tuấn, Trần Văn Đông

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nhằm đo đạc các đặc điểm hình thái của động mạch chủ bụng và các yếu tố nguy cơ gây thay đổi kích thước của động mạch chủ bụng sau can thiệp đặt stent graft. Từ tháng 1 - 2018 đến 9 - 2019, 46 bệnh nhân được can thiệp đặt stent graft động mạch chủ bụng, được tiến hành đo đạc các kích thước động mạch chủ theo quy trình. Các bệnh nhân được theo dõi sau 1 năm can thiệp, các biến cố được ghi nhận đầy đủ theo hồ sơ nghiên cứu. Bệnh nhân thường gặp nhất là 60 – 80 tuổi (65,2%), chiều dài cổ trung bình là 33,9 ± 11 mm, đường kính cổ (ngang mức động mạch thận thấp hơn) là 21,2 ± 0,3 mm, đường kính cổ (dưới động mạch thận thấp hơn 10 mm) là 21,1 ± 0,4 mm. Gập góc tại cổ khối phình là 23,0 ± 13,9 mm. Chiều dài khối phình trung bình là 94,2 ± 13 mm, đường kính khối phình tối đa đo được trung bình là 60,4 mm. Sau 12 tháng: kích thước tối đa khối phình: có 14,3% (6 bệnh nhân) xuất hiện tăng kích thước khối phình; 47,6% (20 bệnh nhân) giảm trên 5mm; 38,1% (16 bệnh nhân) có kích thước tối đa khối phình giảm từ 0 đến 5 mm. Tỉ lệ tử vong trong nghiên cứu này là 8,7% (4 bệnh nhân). Tỉ lệ endoleak typ II vào tuần thứ nhất sau can thiệp và sau 12 tháng theo dõi lần lượt là 17,4% (9 bệnh nhân) và 9,5% (4 bệnh nhân). Tuổi cao là yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện gia tăng kích thước khối phình sau can thiệp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kent KC, Zwolak RM, Egorova NN, et al. Analysis of risk factors for abdominal aortic aneurysm in a cohort of more than 3 million individuals. Journal of vascular surgery. 2010;52(3):539-548.
2. Văn Tần và cộng sự. Tiến bộ điều trị phình động mạch chủ bụng tại Việt Nam. Tạp chí Y học Việt Nam. 2010.
3. Stather P, Sidloff D, Rhema I, Choke E, Bown M, Sayers R. A review of current reporting of abdominal aortic aneurysm mortality and prevalence in the literature. European journal of vascular and endovascular surgery. 2014;47(3):240-242.
4. Erbel R, Aboyans V, Boileau C, et al. ESC Committee for Practice Guidelines. 2014 ESC Guidelines on the diagnosis and treatment of aortic diseases: Document covering acute and chronic aortic diseases of the thoracic and abdominal aorta of the adult. The Task Force for the Diagnosis and Treatment of Aortic Diseases of the European Society of Cardiology (ESC). European Heart Journal. 2014;35(41):2873-2926.
5. Schanzer A, Greenberg RK, Hevelone N, et al. Predictors of abdominal aortic aneurysm sac enlargement after endovascular repair. Circulation. 2011;123(24):2848-2855.
6. Kontopodis N, Metaxa E, Gionis M, Papaharilaou Y, Ioannou CV. Discrepancies in determination of abdominal aortic aneurysms maximum diameter and growth rate, using axial and orhtogonal computed tomography measurements. European journal of radiology. 2013;82(9):1398-1403.
7. Yushkevich PA, Piven J, Hazlett HC, et al. User-guided 3D active contour segmentation of anatomical structures: significantly improved efficiency and reliability. Journal of Neuroimage. 2006;31(3):1116-1128.
8. van Keulen JW, Moll FL, Tolenaar JL, Verhagen HJ, van Herwaarden JA. Validation of a new standardized method to measure proximal aneurysm neck angulation. Journal of vascular surgery. 2010;51(4):821-828.
9. Medtronic. Endurant II, Endurant IIs Instruction for use. 2016:Medtronic, Inc - 710 Medtronic Parkway, Minneapolis, MN 55432 USA.
10. Bolton Medical. TREO Abdominal aortic stent graft system - Instruction for use. 2018:799 International parkway sunrise, Florida 33325 USA.
11. Nguyễn Văn Hiệp. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình thái tổn thương của bệnh nhân phình động mạch chủ bụng điều trị tại Viện Tim mạch Việt Nam. 2015:Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
12. Đoàn Văn Hoan. Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của chụp cắt lớp vi tính xoắn ốc trong chẩn đoán phình động mạch chủ bụng dưới thận. 2009:Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
13. Kim MH, Park HS, Ahn S, et al. Chronological change of the sac after endovascular aneurysm repair. Vascular Specialist International. 2016;32(4):150.
14. Sweeting M, Oliver-Williams C, Thompson S. Lessons learned about prevalence and growth rates of abdominal aortic aneurysms from a 25-year ultrasound population screening programme. British Journal of Surgery. 2018.
15. Chaikof EL, Blankensteijn JD, Harris PL, et al. Reporting standards for endovascular aortic aneurysm repair. Journal of vascular surgery. 2002;35(5):1048-1060.
16. Goncalves FB, Baderkhan H, Verhagen H, et al. Early sac shrinkage predicts a low risk of late complications after endovascular aortic aneurysm repair. The British journal of surgery. 2014;101(7):802.
17. Lalys F, Daoudal A, Gindre J, Göksu C, Lucas A, Kaladji A. Influencing factors of sac shrinkage after endovascular aneurysm repair. Journal of Vascular Surgery. 2017;65(6):1830-1838.
18. Okada M, Handa N, Onohara T, et al. Late sac behavior after endovascular aneurysm repair for abdominal aortic aneurysm. Annals of vascular diseases. 2016:oa. 15-00125.
19. Teijink JA, Power AH, Böckler D, et al. Five Year Outcomes of the Endurant Stent Graft for Endovascular Abdominal Aortic Aneurysm Repair in the ENGAGE Registry. European Journal of Vascular and Endovascular Surgery. 2019;58(2):175-181.
20. Abdulrasak M, Sonesson B, Singh B, Resch T, Dias NV. Long-term outcomes of infrarenal endovascular aneurysm repair with a commercially available stent graft. Journal of Vascular Surgery. 2019.
21. Cieri E, De Rango P, Isernia G, et al. Effect of stentgraft model on aneurysm shrinkage in 1,450 endovascular aortic repairs. European Journal of Vascular Endovascular Surgery. 2013;46(2):192-200.