Kết quả điều trị chấn thương tim tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Khác với vết thương tim, chấn thương tim có thể lâm sàng rất đa dạng. Mục đích của nghiên cứu này là xây dựng qui trình xử trí chấn thương tim dựa vào các thể lâm sàng phù hợp với điều kiện thực hành tại Việt Nam. Nghiên cứu được thực hiện với 34 bệnh nhân, có độ tuổi trung bình là 40,5. Nguyên nhân chính của chấn thương tim là tai nạn giao thông (20/34 trường hợp). Các thể lâm sàng theo mức độ chèn ép tim là: tối cấp: 3, cấp: 10, bán cấp: 13, không chèn ép: 8. Có 58,8% có chấn thương ngực, 41,2% có gãy xương ức kèm theo. Tất cả các bệnh nhân thể tối cấp và đa số thể cấp được phẫu thuật với đường mở xương ức rộng rãi và các bệnh nhân đều cho kết quả tốt khi ra viện. Đa phần thể bán cấp (11/13 trường hợp) được dẫn lưu Marfan và thể không chèn ép tim được điều trị bảo tổn ở 4/8 trường hợp. Có hai trường hợp tử vong: 1 do tình trạng nhiễm trùng ở bệnh nhân đa chấn thương nặng, 1 do tổn thương buồng tim quá lớn, dẫn tới tình trạng chảy máu mất kiểm soát sau mổ. Thể lâm sàng dựa trên mức độ cấp tính của chèn ép tim là cơ sở quan trọng để thực hiện phẫu thuật chấn thương tim.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
chấn thương tim, chấn thương ngực, chèn ép tim cấp, tràn máu màng tim, gãy xương ức.
Tài liệu tham khảo
2. Lưu Sỹ Hùng. Nghiên cứu đặc điểm của chấn thương ngực trên 129 nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông đường bộ trong 2 năm 2004 - 2005. Tạp chí Y học Thực hành. 2008;614+615:86 - 89.
3. Moore EE, Malangoni MA, Cogbill TH, et al. Organ injury scaling. IV: Thoracic vascular, lung, cardiac, and diaphragm. The Journal of trauma. Mar 1994;36(3):299 - 300.
4. Schultz JM, Trunkey DD. Blunt cardiac injury. Critical Care Clinics. 2004/01/01/ 2004;20(1):57 - 70.
5. Nguyễn Hữu Ước, Đặng Hanh Sơn. Chấn thương tim nhân một trường hợp vỡ tim cho chấn thương kín. Tạp chí Ngoại khoa. 1997;27(5):25 - 30.
6. Parmley LF, Manion WC, Mattingly TW. Nonpenetrating Traumatic Injury of the Heart. Circulation. 1958;
7. Huguet M, Tobon - Gomez C, Bijnens BH, Frangi AF, Petit M. Cardiac injuries in blunt chest trauma. journal article. Journal of Cardiovascular Magnetic Resonance. September 17 2009;11(1):35.
8. Kaul P, Somsekhar G, Macauley G. Secondary left ventricular injury with haemopericardium caused by a rib fracture after blunt chest trauma. J Cardiothorac Surg. Mar 28 2006;1:8.
9. Tabansi PN, Otaigbe BE. Late onset hemopericardium with cardiac tamponade from minor blunt chest trauma – a case report. Clinical Case Reports. 2015;3(4):247 - 250.
10. El - Menyar A, Al Thani H, Zarour A, Latifi R. Understanding traumatic blunt cardiac injury. Review Article. Annals of Cardiac Anaesthesia. 2012;15(4):287 - 295.